Bài viết này dành cho các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật mạng
Tác giả: Đặng Ngọc Cường
Đơn vị: Bộ môn Kỹ thuật mạng – Khoa CNTT – Đại học Duy Tân
Giới thiệu
Đầu tiên các bạn hãy xem qua sơ đồ mạng sau:
Với sơ đồ mạng như thế này thì các bạn sẽ dùng phần mềm gì để mô phỏng? Câu trả lời đầu tiên chắc là Cisco Packet Tracer, nhưng các bạn hãy lưu ý, với Packet tracer thì thiết bị chạy trên IOS ảo, và bị giới hạn rất nhiều tính năng. Thường người ta sẽ không chọn Cisco Packet tracer. Và câu trả lời thứ 2 là GNS3. Với GNS3 thì chúng ta hoàn toàn có thể mô phỏng Lab này nhưng ... chúng ta cần một máy tính có cấu hình cực khủng hoặc là nhiều máy tính gộp lại. Còn câu trả lời thứ 3 đó là Cisco IOU. Với Cisco IOU thì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được các nhược điểm của GNS3 và Cisco Packet tracer.
Tuy Cisco IOU có nhiều ưu điểm như vậy nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Rất khó sử dụng cho những ai mới bắt đầu.
+ Cần phải biết sử dụng Linux Debian
+ Cũng còn nhiều tính năng không được hỗ trợ trên Cisco IOU
o Not supported/working on iou-web: Trunking over Cloug
o Not supported/working on Layer 3 IOU (Solaris): VTP version 2 (VTP version 1 works)
o Not supported/working on Layer 2 IOU (Solaris): VTP version 2 (VTP version 1 works)
o ...
Phần 1. Kết nối vào máy ảo Cisco IOU & Remote Access vào các thiết bị như Router, Switch
1. Download file Cisco_IOU_Rack_VM_by_flyxj.rar về máy.
Link: http://www.ulozto.net/xFmJqid/cisco-iou-rack-vm-by-flyxj-rar
2. Giải nén file trên:
3. Sử dụng VMWare để mở máy ảo này:
Sau khi khởi động máy ảo Cisco IOU, dùng username root và password mặc định là flyxj.cn để đăng nhập.
Chúng ta nên thay đổi password của user root bằng câu lệnh sau:
[...]# echo “password moi” | passwd root --stdin
4. Thông tin về cấu hình Card mạng trên máy ảo Cisco IOU
eth0: 192.168.80.160
eth1: 10.10.10.160
eth2: 192.168.20.160
Vậy trên máy Windows chúng ta sẽ cấu hình card mạng “VMWare 1” có địa chỉ IP trùng lớp mạng với eth1.
5. Dùng phần mềm Private Shell để đăng nhập vào máy ảo Cisco IOU
Trước khi đăng nhập chúng ta nên kiểm tra kết nối giữa máy Windows & máy ảo Cisco IOU để đảm bảo kết nối thông suốt.
6. Bước tiếp theo là sử dụng lệnh ls để xem nội dung của thư mục /root/ và dùng lệnh cd để chuyển vào thư mục /root/LAB. Các bạn chú ý trên Linux thì filename & foldername có phân biệt HOA-thường.
Lưu ý các file màu xanh lá chuối non cũng chính là các lệnh được dùng trong Linux Shell.
7. Bật các thiết bị trong LAB lên như sau:
Hãy quan sát topology trước khi enable thiết bị.
root@flyxj:~/LAB# show
Bây giờ chúng ta thử Enable Router R1 bằng lệnh:
root@flyxj:~/LAB# R1
Chờ khoảng 20 giây và quan sát lại topology
root@flyxj:~/LAB# show
Chúng ta thấy Router R01 đã chuyển qua màu xanh nghĩa là đã chạy.
8. Bước tiếp theo là sử dụng Private Shell, dùng giao thức Telnet để login vào Router R1
Trước hết chúng ta quan sát file /root/LAB/R1 bằng lệnh sau:
root@flyxj:~/LAB# cat /root/LAB/R1
../wrapper-linux -m ../i86bi_linux-adventerprisek9-ms -p 2001 -- 1 > /dev/null 2>&1 &
root@flyxj:~/LAB#
Ở đây chúng ta lưu ý thông số “-p 2001”, đây chính là port đích được sử dụng để kết nối từ xa vào Router R1.
Chúng ta sẽ Telnet vào Router R1 qua cổng 2001.
Kết quả:
Như vậy là đã kết nối thành công!
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: