1. Tổng quan về MongoDB
MongoDB (bắt nguồn từ “humongous”) là một hệ cơ sở dữ liệu NoSQL mã nguồn mở.
Hình 2 – Logo của MongoDB
Thay cho việc lưu trữ dữ liệu vào các bảng có quan hệ với nhau như truyền thống, MongoDB lưu các dữ liệu cấu trúc dưới dạng giống với JSON(JavaScript Object Notation) và gọi tên là BSON. Dự án được bắt đầu triển khai vào tháng 10 năm 2007 bởi 10gen trong khi công ty này đang xây dựng một nền tảng như là dịch vụ (Platform as a Service) giống như Google App Engine. Phải đến năm 2009, dự án này được tách độc lập. Hệ thống có thể chạy trên Windows, Linux, OS X và Solaris. Nó được một số tổ chức sử dụng trong thực tế như:
2. Ưu điểm của MongoDB
2. Kiến trúc của MongoDB
Một MongoDB Server sẽ chứa nhiều database. Mỗi database lại chứa một hoặc nhiều colection. Đây là một tập các documnents, về mặt logic thì chúng gần tương tự như các table trong CSDL quan hệ. Tuy nhiên, điểm hay ở đây là ta không cần phải định nghĩa trước cấu trúc của dữ liệu trước khi thao tác thêm, sửa dữ liệu… Một document là một đơn vị dữ liệu – một bản ghi (không lớn hơn 16MB). Mỗi chúng lại chứa một tập các trước hoặc các cặp key – value. Key là một chuỗi ký tự, dùng để truy xuất giá trị dạng : string, integer, double, … Dưới đây là một ví dụ về MongoDB document
{ _id : ObjectId("4db31fa0ba3aba54146d851a"), username : "joegunchy", email : "joe@mysite.org", age : 26, is_admin : true, created : "Sun Apr 24 2011 01:52:58 GMT+0700 (BDST)" }
Cấu trúc có vẻ khá giống JSON, tuy nhiên, khi lưu trữ document này ra database, MongoDB sẽ serialize dữ liệu thành một dạng mã hóa nhị phân đặc biệt – BSON. Ưu điểm của BSON là hiệu quả hơn các dạng format trung gian như XML hay JSON cả hệ tiêu thụ bộ nhớ lẫn hiệu năng xử lý. BSON hỗ trợ toàn bộ dạng dữ liệu mà JSON hỗ trợ (string, integer, double, Boolean, array, object, null) và thêm một số dạng dữ liệu đặc biệt như regular expression, object ID, date, binary, code.
Hình 3 – So sánh giữa RDBMS và MongoDB
Hình 4 – So sánh Table với Collection
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: