Biểu diễn tri thức bằng khung (Frame)
Khung thực chất là sự tổng quát hoá của cấu trúc bản ghi trong Pascal và tương tự như cấu trúc đối tượng trong C++
một khung được mô tả bởi cấu trúc:
- tên khung: Định danh đối tượng mô tả
- Các khe (slot): trên mỗi khe lưu trữ các thông tin, n\miền giá trị, thuộc tính và chiều mũi tên chỉ đến các khung khác
Ví dụ xét khung (frame) mô tả tập học sinh HOCSINH
IS-A:
PART-OF: NGUOI-DI-HOC
A KIND OF: (HOCSINHCOSO, HOCSINHTRUNGHOC)
Cân nặng: 10-60kg
Chiều cao: 80-170cm
Cấu trúc frame này cho ta một "khung dữ liệu" để khoanh vùng các đối tượng là học sinh. trường hợp gặp một người cao 175cm, nặng 45kg thì ta có thể khẳng định rằng đó không phải là học sinh vì không thoã mãn các ràng buộc đã có.
Ngoài ra, một trong những đặc trưng quan trọng của frame là khả năng thừa kế các thông tin của các khe có cùng tên ở đối tượng bậc trên.
Ví dụ trong frame HOCSINHCOSO, HOCSINHTRUNGHOC có khe chiều cao với giá trị mô tả miền, thì sau khi thừa kế thông tin ở mức trên Frame HOCSINH, khe này cần phải lấy các giá trị trong khoảng 80-170cm.
biểu diễn tri thức bằng các luật sản xuất
Phương pháp biểu diễn tri thức nhờ logic (logic mệnh đề và logic vị từ) khá trực quan song chỉ phù hợp khi không có quá nhiều luật suy diễn.
một tri thức được thể hiện bằng một câu Horn dạng chuẩn:
p1 Ùp2 Ù....Ùpn Þq
(các câu Horn dạng này còn được gọi là luật if- then và được biểu diễn như sau: if P1 and....and Pm then Q)
Một câu Horn dạng tổng quát:
p1 Ùp2 Ù....Ùpn Þq1 Úq2 Ú....Úqm
Lưu ý:
nếu có luật dạng: p1 Ùp2 Ù....Ùpn Þq1 Úq2 Ú....Úqm thì tương đương với m luật sau:
p1 Ùp2 Ù....Ùpn ÙØq2 Ù....ÙØqm Þq1
p1 Ùp2 Ù....Ùpn ÙØq1 ÙØq3...ÙØqm Þq2
p1 Ùp2 Ù....Ùpn ÙØq1....ÙØqm-1 Þqm
tuy nhiên ta chỉ xét câu Horn dạng chuẩn (m=1)
- nếu n=0, m=1: câu Horn có dạng Þq: gọi là sự kiện (fact) q.
- nếu n>0, m=1: câu Horn có dạng: p1 Ùp2 Ù....Ùpn Þq: gọi là luật (rule).
Trong các hệ chuyên gia, cơ sở tri thức gồm 2 phần: tập các sự kiện (facts) và tập luật (rules).
1) Ta có các luật về kinh nghiệm dự báo thời tiết:
"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm"
a: chuồn chuồn bay thấp, b: chuồn chuồn bay cao, c: chuồn chuồn bay vừa
d: trời mưa, e: trời nắng, f: trời râm
lúc đó ta có các luật sau:
a Þd
b Þe
c Þf
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: