Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn các bước 1 và 2 ở phần mô tả về bảng thư mục gốc trong mục này. Các bước trên chỉ đúng cho việc đọc các tập tin mà thông tin của nó được lưu trữ trên ở các phần tử trong bảng thư mục gốc (được lưu trữ ở thư mục gốc) của đĩa.
Thao tác đọc tập tin của DOS như trên là kém hiệu quả, vì ngoài việc đọc nội dung của tập tin tại các cluster trên vùng data của đĩa hệ điều hành còn phải đọc và phân tích bảng FAT để dò tìm ra dãy các cluster chứa nội dung của một tập tin.
Hệ thống tập tin NTFS trong WindowsNT/2000 khắc phục điều này bằng cách lưu danh sách các cluster chứa nội dung của một tập tin vào một vị trí cố định nào đó, nên khi đọc tập tin hệ điều hành chỉ cần đọc nội dung của các cluster trên đĩa theo danh sách ở trên, mà không phải tốn thời gian cho việc dò tìm dãy các cluster chứa nội dung của tập tin của hệ thống tập tin FAT trong MSDOS.
Ngoài ra, nếu MSDOS có một cơ chế nào đó ghi lại được danh sách các cluster còn trống trên đĩa, thì tốc độ ghi tập tin của hệ điều hành sẽ tăng lên vì hệ điều hành không tốn thời gian cho việc đọc bảng FAT để xác định cluster còn trống. Các hệ thống tập tin của các hệ điều hành sau này như Windows98, WindowsNT/2000 đã thực hiện được điều này.
Độ rộng của một phần tử trong bảng FAT (12 bít hay 16 bit) quyết định dung lượng đĩa tối đa mà hệ điều hành có thể quản lý được.
Nếu hệ điều hành sử dụng FAT12 thì mỗi phần tử trong FAT12 có thể chứa một giá trị lên đến 212, đa số trong số này là số hiệu các cluster trên vùng data của đĩa, điều này có nghĩa là trên vùng data của đĩa có tối đa là 212cluster.
Từ đây ta có thể tính được dung lượng đĩa tối đa (byte) mà hệ thống tập tin FAT12 có thể quản lý được là: 212cluster * 4 sector/1 cluster * 512 byte/1 sector (a).
Tương tự, dung lượng đĩa tối đa (byte) mà hệ thống tập tin FAT16 có thể quản lý được là: 216cluster * 4 sector/1 cluster * 512 byte/1 sector (b).
Rõ ràng với hệ thống tập tin FAT12 thì DOS sẽ quản lý được một không gian đĩa lớn hơn so với FAT12 (theo a và b).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: