1. Mô hình
Mô hình (model) là một dạng thức trừu tượng về một hệ thống, được hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó. Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức tạp và rộng lớn và khi tiếp cận hệ thống, có những chi tiết những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết. Mô hình cung cấp một phương tiện (các khái niệm) để quan niệm hoá vấn đề và giúp chúng ta có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể trực quan, không mơ hồ.
Các đặc điểm của một mô hình:
- Diễn đạt một mức độ trừu tượng hóa (ví dụ: Mức quan niệm, mức tổ chức, mức vật lý,…)
- Tuân theo một quan điểm (quan điểm của người mô hình hoá)
- Có một hình thức biểu diễn (văn bản, đồ họa: sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,…)
- Hầu hết các kỹ thuật mô hình hóa sử dụng trong phân tích thiết kế là các ngôn ngữ đồ họa (đasố là sơ đồ - diagram), các ngôn ngữ này bao gồm một tập hợp các ký hiệu. Các ký hiệu này được dùng đi kèm theo các qui tắc của phương pháp luận giúp cho việc trao đổi các quan hệ thông tin phức tạp được rõ ràng hơn việc mô tả bằng văn bản.
2. Mô hình tĩnh và mô hình động
Mô hình tĩnh (Static model):Được xem như là hình ảnh về thông số hệ thống tại một thời điểm xác định. Các mô hình tĩnh được dùng để trình bày cấu trúc hoặc những khía cạnh tĩnh của hệ thống.
Mô hình động (Dynamic model):Được xem như là một tập hợp các hành vi, thủ tục kết hợp với nhau để mô tả hành vi của hệ thống. Các mô hình động được dùng để biểu diễn sự tương tác của các đối tượng để thực hiện công việc hệ thống.
3. Mục đích của mô hình hoá
Đứng trước sự gia tăng mức độ phức tạp của một hệ thống, việc trực quan hoá và mô hình hóa ngày càng trở nên chính yếu trong cách tiếp cận về một hệ thống, đặc biệt là cách tiếp cận hướng đối tượng. Việc sử dụng các ký hiệu để trình bày hoặc mô hình hóa bài toán có các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề:Chúng ta có thể đưa ra được các lỗi hoặc các thiếu sót của hệ thống từ việc tiếp cận trực quan đồ họa hơn là các dạng trình bày khác như văn bản, đoạn mã,… Hơn nữa, việc mô hình hoá giúp chúng ta dễ dàng hiểu được hệ thống.
- Mô phỏng được hình ảnh tương tự của hệ thống:Hình thức trình bày của mô hình có thể đưa ra được một hình ảnh giả lập như hoạt động thực sự của hệ thống thực tế, điều này giúp cho người tiếp cận cảm thấy thuận tiện khi làm việc với mô hình (là hình ảnh thu nhỏ của hệ thống thực tế)
- Gia tăng khả năng duy trì hệ thống: Các ký hiệu trực quan có thể cải tiến khả năng duy trì hệ thống. Thay đổi các vị trí được xác định trực quan và việc xác nhận trực quan trên mô hình các thay đổi đó sẽ giảm đi các lỗi. Do đó, chúng ta có thể tạo ra các thay đổi nhanh hơn và các lỗi được kiểm soát hoặc xảy ra ít hơn.
- Làm đơn giản hóa vấn đề:Mô hình hoá có thể biểu diễn hệ thống ở nhiều mức, từ mứctổng quát đến mức chi tiết, mức càng tổng quát thì ký hiệu sử dụng càng ít (do đócàng đơn giản hoá việc hiểu) và hệ thống được biểu diễn càng tổng quát.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: