Bài 1: Bước đầu với Python (tiếp theo)
1.2. Cú pháp cơ sở của Python
Ø Khối lệnh:
Khác với các ngôn ngữ lập trình khác, Python không sử dụng các cặp từ khoá như: "begin" và "end" hay "{" và "}" để mở , đóng một khối lệnh. Mà nó xem các lệnh liên tiếp có cùng khoảng cách thụt đầu dòng (Line Indentation) là thuộc cùng một khối lệnh.
1. if True:
2. print ‘True’
3. else:
4. print ‘False’
Ø Chú thích:
Python sử dụng dấu thăng (#) để bắt đầu một dòng chú thích. Chú thích có thể viết ở một/nhiều dòng riêng hoặc trên cùng dòng với câu lệnh.
1. #First Comment
2. print ‘Hello!!!’ # Second Comment
Ø Kết thúc lệnh:
Câu lệnh Python thường kết thúc bởi một dòng trắng, hoặc một kí tự trắng ở cuối. Do đó, trong một phiên biên dịch tương tác ta phải nhập một dòng vật lý trống để báo kết thúc nhóm lệnh đã nhập ở trên.
1. print ‘Hell\
2. o World!’
Với các câu lệnh năm trong các cặp dấu như […], {…}, (…)… thì không cần dùng dấu (\) để tách dòng.
1. days = [‘Monday’, ‘Tuesday’, ‘Wednesday’,
2. ‘Thursday’, ‘Friday’]
1.3. Biến và toán tử trong Python
Ø Các kiểu dữ liệu trong python:
Kiểu Number VD: a = 1; b = 2.0
Kiểu String VD: a = ‘Hello’
Kiểu List VD: <ten_list > = [giatri1, giatri2, …., giatriN]
list1 = [‘vatly’, ‘hoahoc’, 1997, 2000]
list2 =[1,2,3,4,5]
list3 =[“a”, “b”, “c”, “d”]
Kiểu Tuple VD: data = (10, 20, “ram”, 56.8)
data2 = “a”, 10, 20.9
Kiểu Dictionary VD: data = {100: “Hoang”, 101: “Nguyen”, 102: “Thuong” }
Ø Các biến trong python:
Trong Python, chúng ta không cần khai báo biến một cách tường minh. Khi bạn gán bất cứ giá trị nào cho biến thì biến đó được khai báo một cách tự động. Phép gán được thực hiện bởi toán tử “=”.
Toán hạng trái của toán tử = là tên biến và toán hạng phải là giá trị được lưu trữ trong biến. Ví dụ:
1. a = 20 # Mot phép gan so nguyen
2. b = 100.0 # Mot so thuc
3. ten = "Hoang" # Mot chuoi
4.
5. print a
6. print b
7. print ten
Python còn cho phép cùng lúc có thể gán một giá trị cho nhiều biến.
VD: a = b = c = 1
a, b, c = 1, 2, ‘nguyen’
Ø Các toán tử trong python:
Toán tử số học:
Toán tử |
Miêu tả |
// |
Thực hiện phép chia, trong đó kết quả là thương số sau khi đã xóa các chữ số sau dấu phảy |
+ |
Phép cộng |
- |
Phép trừ |
* |
Phép nhân |
/ |
Phép chia |
% |
Phép chia lấy phần dư |
** |
Phép lấy số mũ (ví dụ 2**3 cho kết quả là 8) |
Toán tử quan hệ:
Toán tử |
Miêu tả |
< |
Nhỏ hơn. Nếu giá trị của toán hạng trái là nhỏ hơn giá trị của toán hạng phải, thì điều kiện trở thành true |
> |
Lớn hơn |
<= |
Nhỏ hơn hoặc bằng |
>= |
Lớn hơn hoặc bằng |
== |
Bằng |
!= |
Không bằng |
<> |
Không bằng (tương tự !=) |
Toán tử gán:
Toán tử |
Miêu tả |
= |
Phép gán |
/= |
Chia toán hạng trái cho toán hạng phải, và gán kết quả cho toán hạng trái |
+= |
Cộng và gán |
-= |
Trừ và gán |
*= |
Nhân và gán |
%= |
Chia lấy phần dư và gán |
**= |
Lấy số mũ và gán |
//= |
Thực hiện phép chia // và gán |
Toán tử logic:
Toán tử |
Miêu tả |
and |
Phép Và. Nếu cả hai điều kiện là true thì kết quả sẽ là true |
or |
Phép Hoặc. Nếu một trong hai điều kiện là true thì kết quả là true |
not |
Phép phủ định. Được sử dụng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạng |
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: