# man
Cấu trúc của một trang Man như sau:
COMMAND (1) Linux Programmer’s Manual COMMAND (1)
NAME
tên lệnh - khái quát tác dụng của lệnh
SYNOPSIS
cú pháp của lệnh
DESCRIPTION
mô tả cụ thể hơn về tác dụng của lệnh
OPTIONS
liệt kê các tùy chọn lệnh và tác dụng của chúng
FILES
liệt kê các file mà lệnh sử dụng hoặc tham chiếu đến
SEE ALSO
liệt kê các lệnh, các tài liệu,…, có liên quan đến lệnh
REPORTING BUGS
địa chỉ liên hệ nếu gặp lỗi khi sử dụng lệnh
AUTHOR
tên tác giả của lệnh
#
Ví dụ, muốn sử dụng lệnh history nhưng lại không nhớ chính xác tên lệnh được viết ra như thế nào mà chỉ nhớ nó được bắt đầu bởi chữ h, hãy gõ chữ h đó tại dấu nhắc Shell và nhấn phím TAB hai lần, sẽ thấy một danh sách các lệnh có chữ cái đầu tiên là h được hiện ra trên màn hình:
# h
Như vậy, tất cả các lệnh có tên bắt đầu với chữ h được hiển thị trên màn hình và cho phép người dùngcó thể xác định được lệnh cần quan tâm.
Trường hợp tồn tại một số lượng lớn các lệnh có cùng chữ cái đầu tiên mà người dùng đã gõ, thay vì hiện hết moi tên lệnh, hệ điều hành cho ra một thông báo hỏi người dùng có muốn xem toàn bộ các lệnh đó hay không. Người dùng đáp ứng thông báo đó tùy theo ý muốn của mình.
Ví dụ, khi người dùng gõ nội dung như sau:
# p
thì hệ thống đáp lại là:
There are 289 possibilities. Do you really wish to see them all? (y or n)
Người dùng gõ phím “y” nếu muốn xem, hoặc gõ “n” nếu bỏ qua.
Người dùng có thể gõ nhiều hơn một chữ cái ở đầu tên lệnh và điều đó cho phép giảm bớt số tên lệnh mà hệ thống tìm được và hiển thị. Chẳng hạn, khi biết hai chữ cái đầu là “pw” và người dùng gõ:
# pw
thì hệ thống sẽ hiện ra danh sách các tên lệnh bắt đầu bởi “pw”:
pwck pwconv pwd pwdb_chkpwwd pwunconv
Trong trường hợp này, người dùng sẽ nhận biết được tên lệnh đang cần tìm thuận tiện hơn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: