Để ước lượng số cá trong một hồ ta thực hiện đánh dấu một số cá thả vào hồ, giả sử thả 1000 con cá. Sau đó ta thực hiện đánh bắt và đếm số cá được đánh dấu. Giả sử ta đánh bắt được 1000 con trong đó có 100 con được đánh dấu như vậy số cá được đánh dấu là 1/10 và số cá trong hồ được ước tính là 10000 con. Khi chúng ta bắt được toàn bộ số cá được đánh dấu, ta có thể cho rằng toàn bộ cá trong hồ đã bị đánh bắt.
Ý tưởng trên được sử dụng cho kỹ thuật kiểm thử đột biến. Bằng cách đánh dấu vào mã nguồn một số lỗi, sau đó tìm cách phát hiện chúng.
1.1 Khái niệm kiểm thử đột biến
Kiểm thử đột biến là kiểm thử hộp trắng hay kiểm thử cấu trúc. Trong khi thực hiện kiểm thử đột biến, chúng ta tạo ra các phiên bản lỗi của chương trình gốc bằng cách chèn mỗi lỗi và mã nguồn của chương trình cần kiểm thử.
Bảng .. minh hoạ các đột biến
Chương trình gốc P |
Đột biến P’ |
Đột biến P’’ |
int sum(int n) { for (int i=1; i<=n; i++) s=s+i; }
|
int sum(int n) { for (int i=1; i<=n; i++) s=s-i; (*) }
|
int sum(int n) { for (int i=1; i<=n; i++) s=s*i; (*) }
|
Trong ví dụ trên, P là một chương trình gốc. P’ và P’’ là các đột biến của P bằng cách thay đổi cú pháp trong câu lệnh. Các dòng lệnh đột biến được đánh dấu (*) trong P’, P’’.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: