ỨNG DỤNG EXCEL TRONG DỰ BÁO KINH TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUNG BÌNH ĐỘNG
Các yếu tố trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có mối liên hệ
mật thiết với nhau. Xác định tính chất chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các yếu
tố và sử dụng các số liệu đã biết để dự báo sẽ giúp nhà quản lý rất nhiều trong việc hoạch định các kế hoạch sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai.
1. Ý nghĩa của dự báo kinh tế
Dự báo là phán đoán những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học các dữ liệu của quá khứ và hiện tại nhờ một số mô hình toán học. Dự báo kinh tế là việc đưa ra các dự báo những sự kiện kinh tế sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên cơ sở phân tích khoa học các số liệu kinh tế của quá khứ
và hiện tại. Chẳng hạn, nhà quản lý dựa trên cơ sở các số liệu về doanh thu bán
hàng của kỳ trước và kỳ này để đưa ra dự báo về thị trường tiềm năng của doanh
nghiệp trong tương lai. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh dự báo đem
lại ý nghĩa rất lớn. Nó là cơ sở để lập các kế hoạch quản trị sản xuất và marketing tạo tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho các chiến lược sản xuất trong tương lai.
Dự báo mang tính khoa học và đòi hỏi cả một nghệ thuật dựa trên cơ sở phân tích khoa học các số liệu thu thập được. Bởi lẽ cũng dựa vào các số liệu thời gian nhưng lấy số lượng là bao nhiêu, mức độ ở những thời gian cuối nhiều hay ít sẽ khiến cho mô hình dự đoán phản ánh đầy đủ hay không đầy đủ những thay đổi của các nhân tố mới đối với sự biến động của hiện tượng. Do vậy mà dự báo vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Dự báo muốn chính xác
thì càng cần phải loại trừ tính chủ quan của người dự báo.
2. Các phương pháp dự báo kinh tế
Ngày nay dự báo đã được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội với nhiều loại và phương pháp dự báo khác nhau như phương pháp lấy ý kiến ban điều hành, phương pháp điều tra người tiêu dùng, phương pháp Delphi… Trong thống kê người ta sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp trung bình giản đơn, phương pháp trung bình dài hạn, phương pháp san bằng hàm mũ... Bài viết này đề cập đến ba phương pháp là: phương pháp trung bình dài hạn, phương pháp trung bình động, phương pháp hồi quy tương quan…
3. Phương pháp dự báotrung bình động
Số dự báo ở kỳ thứ t +1 bằng trung bình cộng của n kỳ trước đó. Như vậy, cứ mỗi kỳ dự báo lại bỏ đi số liệu xa nhất trong quá khứ và thêm vào số liệu mới nhất.
Công thức:
Ft +1
= Dt + Dt -1 + ... + Dt -n
n + 1
Thường thì người ta lấy n là khá nhỏ n = 3, 4, 5…
Đây cũng là phương pháp dự báo phù hợp với những mô hình mà các
lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Quy trình dự báo bằng hàm AVERAGE
- Nhập số liệu thu thập được vào bảng tính.
- Sử dụng hàm AVERAGE để tính ra số dự báo.
Xét ví dụ 1: Sử dụng phương pháp dự báo trung bình động 3 kỳ ta có:
Hình 1 Phương pháp dự báo trung bình động sử dụng hàm AVERAGE
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: