SCM (Supply Chain Management) là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
2. Nguồn gốc
Nguồn gốc của SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh, một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán học.
* Phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
+ Vận tải
+ Phân phối
+ Bảo quản hàng hoá
+ Quản lý kho bãi
+ Bao bì, nhãn mác, đóng gói.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics: Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm
- Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)
II. Đặc điểm
* Các thành phần cơ bản
Chuỗi cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản.
1. Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)
Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm. Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả SX của DN. Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.
2. Vận chuyển (khi nào, như thế nào)
- Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời
* Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
• Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa điểm giao nhận
• Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận
• Đường bộ: nhanh, thuận tiện
• Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao
• Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
• Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..).
3. Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
4. Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)
Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là nơi tiêu thụ tốn nhất. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
5. Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: