Người quản lí hệ thông tin cũng quản lí công việc của các công nhân CNTT khác như kĩ sư phần mềm; người phát triển phần mềm, người lập trình, người phân tích hệ thống và chuyên viên hỗ trợ CNTT (như thao tác viên, an ninh, quản trị cơ sở dữ liệu v.v.). Họ phối hợp các hoạt động như thiết lập và nâng cấp phần cứng và phần mềm, quản lí dự án và thiết kế hệ thống, thực hiện mạng máy tính v.v. Họ phân tích nhu cầu thông tin của công ti từ cảnh quan vận hành và chiến lược và xác định nhân sự cần thiết và các yêu cầu trang thiết bị. Họ kiểm điểm công nghệ mới nhất để đảm bảo cho công nghệ của công ti vẫn còn có tính cạnh tranh và hiện thời.
Phần lớn người tốt nghiệp Quản lí hệ thông tin bắt đầu như người quản lí dự án CNTT, người phát triển các yêu cầu dự án, ngân sách và lịch biểu cho dự án CNTT. Họ phối hợp các dự án như thế từ việc phát triển tới thực hiện, làm việc với các công nhân CNTT, cũng như với khách hàng, người dùng, nhà cung cấp và người tư vấn. Một trong những thành công then chốt của nghề này là họ phát triển thái độ học cả đời để giữ cho tri thức của họ cập nhật với mọi công nghệ tiến bộ, để cho họ có thể hiểu và hướng dẫn công việc của các công nhân của họ cũng như giải thích công việc cho quản lí cấp cao và khách hàng.
Chức vụ quản lí hệ thông tin yêu cầu miền rộng các kĩ năng như kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng ngoại ngữ, và kĩ năng mềm. Họ cần cả tri thức trong phần mềm hay công nghệ chuyên môn được dùng trong công ti và tri thức về nghiệp vụ công ti. Với toàn cầu hoá, nhiều công ti đang bành trướng kinh doanh của họ ra hải ngoại hay dùng thương mại điện tử để làm kinh doanh toàn cầu và người quản lí CNTT phải sẵn sàng làm kinh doanh với các công ti nước ngoài, đi gặp khách hàng, nhà cung cấp ở các nước khác cho nên kĩ năng ngoại ngữ là yêu cầu then chốt. Người quản lí hệ thông tin cũng phải có kĩ năng mềm tốt như trao đổi, trình bày, và lãnh đạo bởi vì chúng được cần để tương tác với những người khác bên trong và bên ngoài công ti của họ.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: