Ứng dụng tương tác là những ứng dụng đặc trưng bởi sự giao tiếp giữa con người và máy tính. Các ứng dụng tương tác hiện có mặt trong nhiều lĩnh vực như điện thoại di động, ứng dụng đặt phòng, các dịch vụ viễn thông, những lĩnh vực quan trọng như kiểm soát chuyến bay hoặc kiểm soát các quá trình công nghiệp.
Các loại ứng dụng tương tác
Các ứng dụng tương tác đầu tiên có giao diện là hệ thống dòng lệnh. Việc giao tiếp giữa các ứng dụng và người sử dụng được thiết lập như một chuỗi các câu hỏi và câu trả lời. Ở mỗi bước thực hiện, ứng dụng chờ người dùng gõ lệnh, xử lý nó, cho kết quả và chuyển sang một bước kế tiếp. Như vậy, người dùng phải biết và hiểu về các lệnh mới có thể tương tác với máy tính, điều này gây khó khăn cho người dùng. Một ví dụ của loại hình này là giao diện MS DOS.
Các ứng dụng tương tác thế hệ thứ 2 là các ứng dụng có giao diện người dùng đồ họa (Graphical user interfaces - GUIs) ví dụ như hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các hoạt động của người dùng được kiểm soát chặt chẽ, hệ thống thường xuyên nhập dữ liệu dựa trên các hộp thoại định hướng mà hệ thống cung cấp cho người dùng. Các phương tiện truyền thông phổ biến được dùng để tương tác bao gồm bàn phím, video, màn hình cảm ứng và chuột. Có rất nhiều các ứng dựng tương tác với giao diện đồ họa như: hypertext, web-based, form-based, multi-modal, and virtual reality.
- Ứng dụng Hypertext trình bày thông tin một cách phi tuyến tính. Các thông tin được cấu trúc như một mạng lưới của các nút và các liên kết.
- Ứng dụng Web-base cung cấp cho người dùng các ứng dụng từ máy tính từ xa bằng cách sử dụng Internet hoặc intranets. Chúng nhận thông tin đầu vào và phát sinh ra các trang web, sau đó các trang web này được vận chuyển qua internet và người dùng xem chúng bằng cách sử dụng trình duyệt web tại máy của mình.
- Ứng dụng Form-based có giao diện là các cửa sổ đồ họa độc lập, với một tập hợp các điều khiển được nhúng vào cửa sổ này. Giao diện này cho phép người dùng gõ thông tin và trỏ đến các đối tượng bằng chuột.
- Ứng dụng đa phương thức (multi-modal) là một sự tinh tế về giao diện đồ họa. Mục tiêu của những ứng dụng này là làm cho giao tiếp giữa người dùng và máy tính dễ dàng hơn. Người dùng có thể dùng lời nói, cử chỉ như là các phương thức đưa dữ liệu đầu vào cho ứng dụng. Các thiết bị phổ biến bao gồm bàn phím, chuột, găng tay dữ liệu và thiết bị hiển thị được gắn trên đầu. Trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi kiểm thử tự động các ứng dụng tương tác đa phương thức này.
- Ứng dụng thực tại ảo (Virtual Reality) là những ứng dụng đồng thời và thời gian thực. Các nhà thiết kế sử dụng đồ họa máy tính để mô phỏng một môi trường thực tế hay tưởng tượng với ba kích thước chiều rộng, chiều cao và chiều sâu cho người sử dụng thâm nhập, khám phá và tương tác. Người dùng có thể thao tác nhiều hơn một thiết bị tại một thời điểm để đạt được một mục tiêu.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: