Không phải cứ dùng một cách (phương pháp) dự báo cho mọi trường hợp cần dự báo.
Kết quả dự báo phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng các số liệu thích hợp và phương pháp xử lý các số liệu đó. Chuỗi số liệu này chính là sự quan sát theo thời gian, nó được thu thập trong một thời kỳ, một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ các số liệu về GDP, số người thất nghiệp, lượng cung về tiền của một quốc gia. Có số liệu thu nhập hàng tháng, quí hay năm. Các số liệu có thể đo bằng các con số như giá cả, thu nhập, nhưng cũng có những số liệu không đo được bằng con số, chúng là những chỉ tiêu như: nam hay nữ, có gia đình hay độc thân, … Trên quan niệm dự báo, chuỗi số liệu này có bốn khía cạnh cần lưu ý:
- Chuỗi số liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian quan sát, từ sớm nhất đến mới nhất.
- Mọi kỳ trong chuỗi số liệu đều có độ dài bằng nhau. Ta không thể rải số liệu quan sát hằng ngày với 2 hoặc 3 ngày.
- Số liệu quan sát xuất phát từ một điểm trong mỗi kỳ
-Không được phép thiếu số liệu, chỉ cần thiếu một kỳ số liệu cũng có thể làm lệch phương trình dự báo; nếu thiếu ta có thể thay thế nó bằng một số liệu ước tính (cách nhanh nhất là lấy bình quân các số liệu trước và sau kỳ số liệu đang thiếu)
Dự báo là một việc không dễ. Dự báo nhiều lần, với nhiều phương pháp và đối chiếu với thực tiễn, ta sẽ nhận ra phương pháp dự báo cụ thể nào sẽ cho kết quả tốt cho bài toán cụ thể ta cần dự báo
(Bài viết)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: