Bài viết này trình bày qui trình chung để giải quyết một bài toán hỗ trợ ra quyết định trên máy tính trong trường hợp không cần phải lập trình, mà sử dụng những công cụ (tools) có sẵn như các công cụ trong MS Excel, MS Access, ...
1) Phát biểu bài toán quản lí: thường được trình bày bằng lời hoặc số cùng với một vấn đề cần giải quyết. Đây là bước khó nhất.
2) Lập mô hình để giải quyết bài toán: thường bao gồm các dữ kiện (số, mô tả), các biến quyết định (cần xác định giá trị để ra quyết định), các biến ngoài (không ra quyết định được), mục tiêu (điều mà người ra quyết định mong muốn), các quan hệ giữa các thành phần nêu trên.
3) Mô hình hóa trên máy tính và lựa chọn công cụ để giải quyết vấn đề: ví dụ tạo bảng tính trên MS Excel (các hàng, các cột), đưa/nhập dữ liệu vào, nhập vào các công thức, các ràng buộc (constraints), ..., ô cần hiện ra kết quả. Giải để có kết quả.
4) Phân tích kết quả: Các con số kết quả thường không có ý nghĩa trực quan đối với nhà quản lí, ví dụ đối với bài toán điểm hòa vốn, ngoài giá trị điểm hòa vốn đã xác định được, cần có thêm đồ thị điểm hòa vốn để mô tả vấn đề được trực quan hơn. Tuy nhiên ta cần thấy rằng bài toán được giải quyết với giả thiết rằng số liệu/dữ liệu đã cho là chính xác, ngược lại khi số liệu/dữ liệu có sai số thì bài toán đặt ra yêu cầu mới là quyết định trong tình huống không chắc chắn.
5) Ra quyết định: Kết quả, thông tin dựa vào quá trình trên do computer cung cấp chỉ mang tính tham khảo, quyết định cuối cùng tùy thuộc vào thái độ của nhà quản lí đối với rủi ro (risks)
6) Phân tích hiệu quả:
– Thông tin cung cấp cho người ra quyết định có giúp ích cho việc ra quyết định không
– Hiệu quả của cách giải: có nhiều cách để giải một bài toán, nếu thấy chưa hiệu quả, nên chọn cách giải khác, ví dụ giải gần đúng một phương trình thì hiệu quả hơn là giải một phương trình bằng cách xác định nghiệm của nó
(Bài viết)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: