-Trong cuộc đời một con người tất cả đều có giới hạn: thời gian, sức khỏe, tiền bạc…
-Khi còn trẻ phần lớn nghĩ thời gian phía trước còn rất nhiều nên phung phí thời gian mà không tự biết, hoặc không biết cân nhắc sử dụng thời gian hiệu quả.
-Sự thật la mỗi con người trong chúng ta chỉ có 1 quỹ thời gian có hạn chia ra làm 3 thời đoạn (xem hình trên slide): 25 năm đầu đời là thời gian đi học; 25 năm tiếp theo là thời gian đi làm; 25 còn lại là giai đoạn hưởng thụ và về hưu.
-Giai đoạn từ 0-25 tuổi: là giai đoạn cơ bản nhất để trang bị kiến thức cho bản thân. Việc trang bị kiến thức của giai đoạn này rất quan trọng và mang tính quyết định cho hiệu quả của giai đoạn đi làm tiếp theo.
-Giai đoạn đi làm từ 26-50 tuổi là giai đoạn xây dựng và phát triển sự nghiệp. Hiệu quả của giai đoạn này sẽ quyết định chất lượng sống khi chúng ta bước sang giai đoạn về già.
-Giại đoạn từ năm 51 – 75 tuổi là giai đoạn về già: Liệu giai đoạn này có phải là giai đoạn được “hưởng thụ” hay trỏ thành giai đoạn “vất vả cực nhọc” là hoàn toàn tùy thuộc vào hiệu quả lao động của chúng ta trong giai đoạn đi làm từ 26-50 tuổi.
Tóm lại, để có được thời gian “hưởng thụ” khi về già thì chúng ta cần phải làm việc hiệu quả trong giai đoạn đi làm; để giai đoạn đi làm thành công hiệu quả thì chúng ta cần phải biết hướng nghiệp ngay trong thời gian đi học.
Nếu chúng ta không biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân hợp lý trong giai đoạn đi làm thì chúng ta sẽ tốn them nhiều thời gian để thay đổi khi đã bước sang giai đoạn đi làm. Trong khi những người định hướng đúng ngay từ khi đi học sẽ có 25 năm đi làm tích lũy tiền bạc thì người thiếu định hướng nghề nghiệp ngay khi từ khi đi học sẽ còn 20 năm, 15 năm hoặc thậm ít thời gian hơn để tập trung làm việc tích lũy. Vì thế người thiếu định hướng nghề nghiệp sẽ bị thiếu thời gian để phát triển sự nghiệp và tích lũy cho thời gian hưởng thụ khi về già.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: