Ngày nay, các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, các công ty luôn đề cao tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng mềm là gì? Và việc học kỹ năng và học kỹ năng mềm quan trọng như thế nào đối với sinh viên nói chung và sinh viên học kỹ thuật nói riêng.
Kỹ năng mềm (soft skills) là một bộ gồm nhiều kỹ năng khác nhau thể hiện qua cách mỗi con người tương tác, làm việc, thể hiện bản thân với bạn bè, với đồng nghiệp với những người xung quanh trong công việc cũng nhuq học tập. Kỹ năng mềm gồm rất nhiều kỹ năng khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải tỏa stress, hay kỹ năng quản lí thời gian…
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên nói chung là rất rõ ràng rồi, vậy đối với sinh viên khối kỹ thuật, điển hình là sinh viên CNTT thì cần những kỹ năng gì để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình.
Sau đây là 4 kỹ năng mềm cần thiết mà sinh viên CNTT nên trang bị cho mình sau khi ra trường.
1. Kỹ năng làm việc nhóm.
- Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sinh viên CNTT. Hiện này ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng.
- Trang bị kỹ năng này tốt sinh viên CNTT có thể tạo ra những sản phẩm tốt cho doanh nghiệp.
2. Giải tỏa stress.
- Môi trường làm việc của dân CNTT rất nhiều áp lực, với các project liên tiếp. Phải thức khuya hàng tuần, đi ngủ vào 2-3h sáng là điều thường xuyên. Điều này không tránh khỏi đem lại những mệt mỏi, stress trong công việc, dẫn đến hiệu suất kém.
- Người làm CNTT phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục. Thư giãn với khí trời sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
3. Kỹ năng giao tiếp.
- Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”.
- Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.
4. Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình.
- Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác.
- Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên CNTT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn…
Sinh viên công nghệ hay sinh viên kinh tế cũng đều cần trang bị cho bản thân mình những "kỹ năng mềm" khác nhau. Nó không chỉ phục vụ cho công việc của bản mà còn rất hữu ích cho cuộc sống nhiều áp lực của bạn sau này