1. Giới thiệu về PHP
PHP là ngôn ngữ kịch bản server, nó được xem là một trong những công cụ thiết kế web mạnh và hữa ích nhất hiện nay. Với sự hỗ trợ của PHP, việc thiết kế các trang web vừa động, vừa ấn tượng đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
PHP được sử dụng rộng rãi nhờ tính mở (Open source script language) và miễn phí (Free) sử dụng của nó. Có thể sử dụng PHP như là sự thay thế mặc định cho Microsoft ASP, một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nó.
PHP có thể:
- Sinh ra các trang nội dung động
- Thực hiện các thao tác: Tạo (Create), mở (Open), đọc (Read), ghi (Write) và đóng (Close) các tập tin trên server
- Thực hiện chức năng sưu tập (Collect) dữ liệu
- Thực hiện kết nối (connect) vào một cơ sở dữ liệu và thực hiện các thao tác cơ bản trên đó (Add, Delete, Modify,…)
- Hỗ trợ việc gửi (send) và nhận (Receive) các cookie
- Hỗ trợ mã hóa (encrypt)/giải mã dữ liệu (decrypt)
- Hỗ trợ lập trình quản trị web: Phân quyền truy cập của người sử dụng (user) vào các page được chỉ định trên một website
Một file PHP có thể chứa Text; các thẻ HTML; CSS; JavaScritp và PHP script code. Code PHP được thực hiện (execute) trên Server và kết quả trả về trên trình duyệt như HTML. File PHP có phần mở rộng là php.
Đặc điểm của PHP:
- PHP có thể chạy (run) trên các nền (platform) hệ điều hành khác nhau: Windows, Linux, Unix, Mac OS X,…
- PHP tương thích với hầu hết các web server hiện nay: Apache, IIS,…
- PHP có thể làm việc được với nhiều hệ quả trị cơ sở dữ liệu: MySQL,…
- PHP chạy hiệu quả trên server
- PHP vừa dễ để học cách sử dụng lại vừa hoàn toàn miễn phí (có thể download tại www.php.net)
Điều chúng ta cần biết ngay bây giờ về PHP là, ta dễ dàng chèn và sử dụng mã php trong các file html. Sau đây là một ví dụ đơn giản nhất:
Ví dụ 1:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<?php
echo "Welcome to PHP script language!";
?>
</body>
</html>
Trong ví dụ này, ta sử dụng thẻ <?php … code php …?> để chèm đoạn code php vào phần body của file tài liệu html. Khi file này được duyệt, màn hình sẽ hiển thị xâu: Welcome to PHP script language (được thực hiện bởi lệnh echo).
2. Cú pháp sử dụng PHP
· Code PHP có thể đặt bất cứ nơi đâu trong file tài liệu html. Chỉ cần, bắt đầu với <?php và kết thúc với ?>. Cú pháp như sau:
<?php
Code php đặt tại đây;
?>
Ví dụ 2:
<!DOCTYPE html>
<html>
<h1>Welcome to LAMP</h1>
<body>
<?php
echo "Welcome to <strong>PHP script language!</strong>";
?>
</body>
</html>
Trong ví dụ này: Ta sử dụng thẻ h1 của html để in xâu: Welcom to LAMP; và thẻ/code php để in xâu: Welcome to PHP script language!.
Ta cũng có thể đặt thẻ html (<strong> … </strong>) trong đoạn code php. Kết quả: xâu “PHP script language” sẽ được in đậm.
· Câu lệnh php kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;). Tuy nhiên ta không cần đặt dấu (;) vào cuối thẻ đóng block lệnh php.
· Chú thích (comment) trong php: Có 3 cách đặt dòng chú thích vào chương trình php. Xem ví dụ sau:
Ví dụ 3:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<?php
// This is a single line comment (cách 1)
# This is also a single line comment (cách 2)
/*
This is a multiple lines comment block (cách 3)
that spans over more than one line
*/echo "Welcome to PHP script language”;
?>
</body>
</html>
· Trong PHP chỉ có tên biến là có phân biệt giữa hoa và thường:
Ví dụ 4:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<?php
ECHO "Welcome to PHP script language<br>";
echo "Welcome to PHP script language<br>";
EcHo "Welcome to PHP script language<br>";
?>
</body>
</html>
Ví dụ 5:
<!DOCTYPE html>
<html>
<body>
<?php
$color="red";
echo "My car is " . $color. "<br>";
echo "My house is " . $COLOR ."<br>";
echo "My boat is " . $coLOR ."<br>";
?>
</body>
</html>
Các bạn chú ý cách hai báo biến trong php và cách sử dụng biến trong câu lệnh echo trong ví dụ này nhé.
Bây giờ các bạn làm ngay việc: Nhập, dịch và chạy thử các ví dụ ở trên để xem kết quả thế nào đã rồi chúng ta sẽ tiếp tục nhé.
3. Khai báo và sử dụng hằng (constant)/biến (variable) trong PHP
· Khai báovà sử dụng hằng: Hằng là một danh định của một giá trị đơn. Giá trị của hằngkhông thể thay đổi trong script sau khi đã được định nghĩa. Tên hằng không bắt đầu bằng dấu $. Hằng có giá trị trên toàn script.
Hằng được định nghĩa thông qua hàm define(). Hàm này có 3 tham số: Tên hằng, giá trị của hằng và tùy chọn true (tên hằng không phân biệt hoa – thường) hoặc false (tên hằng có phân biệt hoa – thường). False là giá trị default.
Ví dụ 6a:
<?php
define("GREETING", "Welcome to tuhocanninhmang.com!");
echo GREETING;
echo greeting;
?>
Kết quả:
Welcome to tuhocanninhmang.com!
greeting
Ví dụ 6b:
<?php
define("GREETING", "Welcome to tuhocanninhmang.com!", true);
echo GREETING;
echo greeting;
?>
Kết quả:
Welcome to tuhocanninhmang.com!
Welcome to tuhocanninhmang.com!
Hai ví dụ trên cho thấy sự khác biệt giữa hai cách định nghĩa hằng GREETING: Một có phân biệt hoa – thường, một không phân biệt hoa – thường (có thêm true ở cuối).
· Khai báo và sử dụng biến:PHP không cung cấp lệnh khai báo biến. Nhưng ta có thể khai báo biến một cách tức thời bằng cách gán giá trị ban đầu cho nó. Tên biến trong PHP có sự phân biệt giữa hoa và thường.
<?php
$website="http://www.tuhocanninhmang.com";
$x=5;
$y=10;
$z=$x+$y;
?>
Nhớ là dữ liệu dạng text phải được bọc bởi cắp dấu “, “.
Sau khi thực hiện đoạn code php trên: Biến website chứa xâu: http://www.tuhocanninhmang.com và biến Z chứa giá trị15.
Một đặc trưng của biến trong PHP là ta không cần chỉ định kiểu dữ liệu của biến. PHP sẽ tự động convert biến thành kiểu dữ liệu hợp lệ phụ thuộc vào giá trị của biến.
· Phạm vi của biến:Trong PHP biến được khai báo bất cứ nơi đâu trong script. Phạm vi của biến là phần script, nơi mà biến được tham chiếu và sử dụng, nó có thể là: Local (cục bộ), global (toàn cục) hoăc static (tĩnh).
Biến được khai báo bên ngoài một hàm (function) thì phạm vi là Global, vì thế chỉ có thể truy cập nó từ bên ngoài function.
Biến được khai báo bên trong một function thì phạm vi là Local, vì thế chỉ có thể truy cập nó ngay trong function. Các biến local trong các hàm khác nhau có thể trùng tên nhau.
Biến tĩnh chỉ tồn tại trong phạm vi hàm local, giá trị của nó sẽ không bị mất khi hàm củ nó kết thúc thực hiện.
Xem ví dụ sau:
Ví dụ 7:
<?php
$x=5; // global scope
function myTest()
{
$y=10; // local scope
echo "<p>Test variables inside the function:<p>";
echo "Variable x is: $x";
echo "<br>";
echo "Variable y is: $y";
}
myTest();
echo "<p>Test variables outside the function:<p>";
echo "Variable x is: $x";
echo "<br>";
echo "Variable y is: $y";
?>
Theo đó: Biến x có phạm vi global nên chỉ có thể sử dụng nó bên ngoài hàm myTest. Biến y có phạm vi local, nó được khai báo bên trong hàm myTest, nên chỉ có thể được sử dụng trong hàm này.
Vì thế kết quả thực hiện đoạn code php trên như sau:
Test variables inside the function:
Variable x is:
Variable y is: 10
Test variables outside the function:
Variable x is: 5
Variable y is:
Hàm MyTest không thể in giá trị của x, trong khi đó, chương trình chính không thể in giá trị của y.
· Sử dụng từ khóa static và global trong PHP:
Ví dụ 8:Sử dụng từ khóa static
<?php
function incre()
{
static $int = 0; // đúng
static $int = 1+2; // sai, vì như là biểu thức
$int++;
echo $int;
}
incre();
incre();
incre();
?>
Biến tĩnh được khai báo với từ khóa static phía trước.
Đoạn code php này sẽ in ra kết quả: 1, 2, 3
Ví dụ 9:Sử dụng từ khóa global
?php
$x=5;
$y=10;
function myTest()
{
global $x,$y;
$y=$x+$y;
}
myTest();
echo $y; // kết quả: 15
?>
Từ khóa global được sử dụng để có thể truy xuất biến global từ bên trong một hàm nào đó. Biến global x, y được sử dụng trong hàm myTest là nhờ từ khóa global đặt trước nó.
· PHP cho phép lưu trữ tất cả các biến global bên trong một mảng, được gọi là mảng $GLOBAL[index]. Index giữ tên của biến. Mảng này cũng có thể được truy cập từ bên trong các hàm và cũng có thể được sử dụng để cập nhật các biến global một cách trực tiếp.
Ví dụ 10:
<?php
$x=5;
$y=10;
function myTest()
{
$GLOBALS['y']=$GLOBALS['x']+$GLOBALS['y'];
}
myTest();
echo $y; // Kết quả: 15
?>
Các biến global x, y được xử lý ngay bên trong hàm myTesst() mà không cần sử dụng từ khóa global.
(Nguyễn Kim Tuấn - CNTT)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: