biểu diễn tri thức bằng mạng ngữ nghĩa
Phương pháp biểu diễn tri thức bằng cách dùng một đồ thị G = (V, E) gồm tập đỉnh V và tập cung E. trong đó các đỉnh ứng với các đối tượng, khái niệm hay sự kiện cụ thể, các cung thể hiện quan hệ giữa các đối tượng. Có một cung nối giữa hai đối tượng a và đối tượng b, ký hiệu a => b nếu có một quan hệ nào đó giữa hai đối tượng a, b.
Có 2 loại quan hệ đặc biệt
- "a là b" nghĩa là đối tượng a thuộc vào tập đối tượng được biểu diễn bởi khái niệm b hoặc tập các đối tượng biểu diễn bởi khái niệm a là tập con của tập đối tượng biểu diễn khái niệm b. (quan hệ is-a)
ví dụ Yến is a chim
- Ngược lại với quan hệ "là" là quan hệ "bao gồm". khi có " a là b" (hoặc "b bao gồm a"), các thông tin cơ bản về các đối tượng được cho bởi b sẽ truyền lại cho a (nghĩa là a được thừa hưởng những gì b có).
Ưu điểm:
- cho phép biểu diễn một cách trực quan các sự kiện và các mối liên hệ giữa chúng.
- Tính mô đun cao theo nghĩa các tri thức mới được thêm vào hoàn toàn độc lập với các tri thức cũ.
- Có thể áp dụng một số cơ chế suy diễn trên mạng: cơ chế truyền và thừa hưởng thông tin giữa các đối tượng, cơ chế "cháy" trên mạng
nhược điểm:
- không có một phương pháp suy diễn chung nào cho mọi loại mạng ngữ nghĩa
- Khó kiểm soát quá trình cập nhật tri thức để dẫn đến mâu thuẫn trong cơ sở tri thức.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: