Trách nhiệm CỦA tổ chức trong phát triển hệ thống
Quá trình phát triển hệ thống liên quan đến nhiều người, nhiều thành phần trong tổ chức. Mỗi thành phần (người) có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Cần nhận thức rằng phân tích viên hệ thống làm việc trong một nhóm gồm nhiều người. Và như vậy việc phát triển hệ thống là sự nổ lực nhóm.
Phân tích viên làm việc trong nhóm.
§ Dựa trên dự án (project) xây dựng, phát triển hệ thống.
§ Nhóm thường bao gồm:
o Phân tích viên.
o Lập trình viên.
o Nhà quản trị HTTT.
o Nhà quản trị kinh doanh (nhà quản lý).
o Người sử dụng.
o Các nhà chuyên môn.
Vấn đề là làm thế nào để làm việc nhóm thành công và hiệu quả? Xem xét một số các đặc trưng của nhóm làm việc hiệu quả, thành công:
§ Đa dạng năng lực, kiến thức, kinh nghiệm.
§ Nhận thức và chấp nhận được sự đa dạng.
§ Truyền thông giao tiếp rõ ràng và đầy đủ.
§ Tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau.
§ Việc thưởng, đánh giá thích hợp thúc đẩy trách nhiệm đã được phân công.
Trong đó:
Vai trò nhà quản trị HTTT.
§ Có thể có vai trò trực tiếp trong sự phát triển hệ thống nếu như dự án phát triển hệ thống có quy mô nhỏ.
§ Thông thường liên quan đến việc xác định các tài nguyên (dữ liệu, tiền, con người, …) cần đến trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống, đồng thời giám sát dự án.
Vai trò phân tích viên hệ thống.
§ Là nhân tố chính quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống.
§ Các kỹ năng cần thiết để trở thành một phân tích viên hệ thống chuyên nghiệp.
o Phân tích: Am hiểu tổ chức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống.
o Kỹ thuật: Sử dụng, am hiểu khả năng và hạn chế của công nghệ.
o Quản lý: Khả năng quản lý dự án, tài nguyên, rủi ro và thay đổi.
o Cá nhân: Kỹ năng giao tiếp bằng lời (nói), bằng văn bản (viết).
Vai trò lập trình viên.
§ Chuyển các đặc tả hệ thống thành các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thi hành.
§ Viết sưu liệu và các chương trình kiểm tra sự hoạt động các chức năng trong hệ thống, cũng như sự vận hành của toàn bộ hệ thống.
Vai trò nhà quản trị kinh doanh.
§ Giữ quyền tài trợ, cung cấp tài chính cho dự án.
§ Giữ quyền xác định và cung cấp các tài nguyên cho dự án.
§ Thiết lập các yêu cầu tổng quát và các ràng buộc đối với dự án.
Vai trò các nhà chuyên môn/quản trị HTTT khác.
§ Nhà quản trị cơ sở dữ liệu: Liên quan đến việc thiết kế, phát triển và bảo trì các cơ sở dữ liệu trong tổ chức.
§ Chuyên gia mạng và viễn thông: Phát triển hệ thống liên quan đến truyền thông dữ liệu (số, hình ảnh, âm thanh).
§ Chuyên gia nguồn nhân lực: Liên quan đến việc huấn luyện người sử dụng, và viết các sưu liệu tổ chức, hệ thống.
§ Các nhà kiểm soát trong tổ chức: Bảo đảm rằng các kiểm soát cần thiết được yêu cầu phải được đưa vào hệ thống nghiêm chỉnh.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: