Những vấn đề chưa được giải quyết trong Trí tuệ nhân tạo
Những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo đã khẳng định tính thực tiễn của các dự án xây dựng máy tính có khả năng suy nghĩ. Tuy vậy trong một số phạm vi, máy tính còn thua xa so với hoạt động của hệ thần kinh con người:
Sự khác nhau trong hoạt động giữa máy tính và bộ não con người, điều này thể hiện ưu thế của máy tính so với bộ não người vì khả năng tính toán rất lớn (nhất là trong các chương trình xử lý dữ liệu lớn).
Xử lý song song:mặc dù công nghệ điện tử hiện đại cho phép xây dựng các bộ đa xử lý, song máy tính không thể hoạt động song song như bộ não con người được.
Khả năng diễn giải:con người có thể xem xét cùng một vấn đề theo những phương pháp khác nhau, từ đó diễn giải theo cách dễ hiểu nhất. Ngược lại, sự linh hoạt này không thể mô phỏng được trong các hệ thống Trí tuệ nhân tạo.
Lôgic rời rạc và tính liên tục:một thách đố lớn với các hệ thống Trí tuệ nhân tạo là khả năng kết hợp các phương pháp xử lý thông tin trong môi trường liên tục với các thao tác xử lý thông tin rời rạc.
Khả năng học:mặc dù hiện nay máy tính có nhiều tính năng cao nhưng cũng không thể mô phỏng được hoàn toàn khả năng học giống bộ não con người.
Khả năng tự tổ chức:cho tới nay, người ta chưa thể tạo lập được các hệ thống Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của nó để thích nghi với môi trường.
Những vấn đề đặt ra trong tương lai của Trí tuệ nhân tạo.
Trong tương lai, những nghiên cứu và ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo tập trung vào các vấn đề lớn sau:
Nghiên cứuNhững vấn đề chưa được giải quyết trong Trí tuệ nhân tạo
Những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo đã khẳng định tính thực tiễn của các dự án xây dựng máy tính có khả năng suy nghĩ. Tuy vậy trong một số phạm vi, máy tính còn thua xa so với hoạt động của hệ thần kinh con người:
Sự khác nhau trong hoạt động giữa máy tính và bộ não con người, điều này thể hiện ưu thế của máy tính so với bộ não người vì khả năng tính toán rất lớn (nhất là trong các chương trình xử lý dữ liệu lớn).
Xử lý song song:mặc dù công nghệ điện tử hiện đại cho phép xây dựng các bộ đa xử lý, song máy tính không thể hoạt động song song như bộ não con người được.
Khả năng diễn giải:con người có thể xem xét cùng một vấn đề theo những phương pháp khác nhau, từ đó diễn giải theo cách dễ hiểu nhất. Ngược lại, sự linh hoạt này không thể mô phỏng được trong các hệ thống Trí tuệ nhân tạo.
Lôgic rời rạc và tính liên tục:một thách đố lớn với các hệ thống Trí tuệ nhân tạo là khả năng kết hợp các phương pháp xử lý thông tin trong môi trường liên tục với các thao tác xử lý thông tin rời rạc.
Khả năng học:mặc dù hiện nay máy tính có nhiều tính năng cao nhưng cũng không thể mô phỏng được hoàn toàn khả năng học giống bộ não con người.
Khả năng tự tổ chức:cho tới nay, người ta chưa thể tạo lập được các hệ thống Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của nó để thích nghi với môi trường.
Những vấn đề đặt ra trong tương lai của Trí tuệ nhân tạo.
Trong tương lai, những nghiên cứu và ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo tập trung vào các vấn đề lớn sau:
Nghiên cứu và thử nghiệm các mạng Neuron, các hệ thống Trí tuệ nhân tạo mô phỏng chức năng hoạt động của bộ não với các khả năng học, tự tổ chức, tự thích nghi, tổng quát hoá, xử lý song song, có khả năng diễn giải, xử lý thông tin liên tục và rời rạc.
Nghiên cứu và tạo lập các hệ thống có giao tiếp thân thiện giữa người và máy trên cơ sở nghiên cứu nhận thức máy, thu thập và xử lý tri thức, xử lý thông tin hình ảnh, tiếng nói.
Nghiên cứu các phương pháp biểu diễn tri thức và các phương pháp suy diễn thông minh, các phương pháp giải quyết vấn đề đối với những bài toán phụ thuộc không gian, thời gian.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: