1. Khái niệm kiểm thử hiệu năng
Có nhiều định nghĩa về kiểm thử hiệu năng. Kiểm thử hiệu năng là hành động kiểm định, đánh giá phần mềm, một thành phần hoặc phần cứng có đúng với yêu cầu về hiệu năng và tối ưu hóa hiệu năng của nó.
Một cách định nghĩa khác của kiểm thử hiệu năng, kiểm thử hiệu năng là kiểm thử xác định thời gian phản hồi (repsonsiveness), thông lượng (throughput), mức độ tin cậy (reliability) hoặckhả năng mở rộng (scalability) của hệ thống theokhối lượng công việc (workload).
2. Tầm quan trọng của kiểm thử hiệu năng
Kiểm thử hiệu năng là hoạt động cần thiết cho việc phát triển những giải pháp tối ưu hóa hiệu năng cho phần mềm. Kiểm thử hiệu năng giúp chúng ta tránh được các tình huống không lường trước khi triển khai ứng dụng trong môi trường thực tế.
3. Các thuật ngữ trong kiểm thử hiệu năng
Dưới đây là một số thuật ngữ hay được sử dụng trong kiểm thử hiệu năng:
- Yêu cầu/mục đích hiệu năng (performance requirements/goals):
Là định lượng đưa ra tiêu chí cho rằng hiệu năng của hệ thống là tốt. Yêu cầu hiệu năng của một ứng dụng được thể hiện trong thời gian phản hồi, số lượt truy cập trong 1 giây (hits), số giao địch trong 1 giây, v.v…
- Tải công việc (workload):
Là tải người sử dụng hệ thống trong thời gian thực khi người sử dụng đang truy cập hoặc trong khi kiểm thử hiệu năng.
- Thời gian phản hồi (response time):
Là thời gian phục vụ hoặc xử lý để phản hồi lại yêu cầu. Thời gian phản hồi được tính từ khi trình duyệt web gửi yêu cầu tới máy chủ web cho tới khi trình duyện web nhận được những byte phản hồi đầu tiên từ máy chủ.
- Thông lượng (throughput):
Là tổng dữ liệu (bytes) được chuyền từ máy chủ tới máy khách để phụ
- Concurrency:
Số giao dịch đồng thời được thực hiện, tính bằng số giao dịch đồng thời hệ thống đáp ứng được. Đơn vị là transaction, vd: 200 transactions đồng thời, 300 transactions đồng thời...
- CPU usage: Hiệu suất sử dụng CPU. Đơn vị là %.
- RAM usage: Hiệu suất sử dụng RAM. Đơn vị là %.
- Fail rate:
Tỉ lệ lỗi, tính bằng số giao dịch không thực hiện thành công trên tổng số giao dịch đã thực hiện. Giá trị này dùng để làm điều kiện cần cho các mục tiêu trên. Đơn vị là %.
4. Các hoạt động trong kiểm thử hiệu năng
Có 4 giai đoạn chính trong thực hiện kiểm thử hiệu năng, trong mỗi giai đoạn có các hoạt động khác nhau và lần lượt thứ tự thực hiện là:
- Lên kế hoạch kiểm thử: Hiểu hệ thống, Hiểu yêu cầu hiệu năng, Mô hình người sử dụng, Mô hình tải.
- Tạo kịch bản: Phát triển kịch bản, Tạo dữ liệu kiểm thử
- Thực hiện và phân tích: Cài đặt môi trường, Thực hiện kiểm thử, Phân tích kết quả.
- Báo cáo kết quả.
5. Kiểu kiểm thử hiệu năng
- Kiểm thử cơ sở (baseline test)
Kiểm thử cơ sở là kiểm thử được xây dựng đánh giá hiệu năng ứng dụng với tải một người sử dụng. Kịch bản kiểm thử có thể được tạo ra với thời gian nghĩ (think time) trong thực tế và những cài đặt khác giống sử dụng trong thời gian thực.
- Kiểm thử chuẩn (benchmark test)
Kiểm thử chuẩn là kiểm thử được tiến hành để đo lường hiệu năng của ứng dụng trong một điều kiện tải thấp. Thông thường kiểm thử chuẩn chiếm 15-20% mức tải mục tiêu.
- Kiểm thử tải (load test):
Kiểm thử tải được thực hiện xác định hiệu năng hệ thống với điều kiện tải nhiều người sử dụng đồng hệ thống như trong thực tế. Nó được xây dựng với mục đích tìm ra hiệu năng hệ thống trong điều kiện tải mục tiêu.
- Kiểm thử áp lực (stress test)
Kiểm thử áp lực là kiểm thử được tiến hành bằng cách kiểm thử hệ thống trong điều kiện tải bất hợp lý để xác định điểm dừng (breakpoint) của hệ thống.
- Kiểm thử Spike (spike test)
Kiểm thử này rất giống kiểm thử áp lực (stress test) nhưng hệ thống được đặt trong tải cực cao trong một thời gian gian ngắn. Kiểm thử giúp xác nhận hiệu năng hệ thống trong điều kiện tải cao đột ngột trong giờ giao dịch cao điểm của ứng dụng.
- Kiểm thử chịu tải(endurance test)
Kiểm thử chịu đựng tập trung vào đánh giá hiệu năng của hệ thống với mức tải sử dụng được định trước trong khoảng thời gian kéo dài. Kiểm thử chịu đựng chạy với 70%- 80% của tải mục tiêu, trong kịch bản có cài đặt thời gian nghĩ giống như trong thực tế.
- Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai (bottleneck isolation test)
Kiểm thử cô lập nghẽn cổ chai là kiểm thử được thực hiện trên hệ thống hoặc một thành phần cụ thể để tìm ra các vấn đề và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống.
- Volume test
Volume testlà kiểm thử hiệu năng cho hệ thống khi nó phải thao tác với một lượng dữ liệu nhất định. Số lượng này có thể là kích thước bản ghi dữ liệu hoặc nó cũng có thể là kích thước của 1 tập tin.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: