3.3. Câu lệnh for
for bien_lap in chuoi_lap:
Khối lệnh của for
Trong đó:
chuoi_lap : là chuỗi cần lặp
bien_lap: là biến nhận giá trị của từng mục bên trong chuoi_lap trên mỗi lần lặp.
Vòng lặp sẽ tiếp tục cho đến khi nó lặp tới mục cuối cùng trong chuỗi.
Khối lệnh của for được thụt lề để phân biệt với phần còn lại của code.
Hàm range():
Có thể sử dụng hàm range() để tạo ra một dãy số. Ví dụ, range(100) sẽ tạo một dãy số từ 0 đến 99 (100 số).
Hàm range(số bắt đầu, số kết thúc, khoảng cách giữa hai số) được sử dụng để tạo dãy số tùy chỉnh. Nếu không đặt khoảng cách giữa hai số thì Python sẽ hiểu mặc định nó bằng 1.
Hàm range() không lưu tất cả các giá trị trong bộ nhớ mà nó lưu giá trị bắt đầu, giá trị kết thúc và khoảng cách giữa hai số từ đó tạo ra số tiếp theo trong dãy.
Để range() xuất ra tất cả các giá trị, cần sử dụng đến hàm list()
Ví dụ:
print(range(9))
[0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]
print(list(range(9)))
[0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]
print(list(range(2,5)))
[2, 3, 4]
print(list(range(0,15,5)))
[0, 5, 10]
Hàm range() có thể sử dụng kết hợp với len() để lặp qua một dãy sử dụng index,
Ví dụ:
chuoi = ['a','b','c']
for i in range(len(chuoi)):
print "chu ",chuoi[i]
Kết quả:
chu a
chu b
chu c
for với else:
Else không chỉ kết hợp được với if mà trong vòng lặp for cũng có thể dùng được.
Trong for, khối lệnh của else sẽ được thực thi khi các mục trong chuỗi đã được lặp hết.
Ví dụ:
a = [0,1,2,3,4]
for i in a:
print i
else:
print 'Het so'
Kết quả:
0
1
2
3
4
Het so
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: