Các bước lập kế hoạch triển khai dự án:
Dự án xây dựng hệ thống mới đã được khẳng định. Cần có một hợp đồng giữa bên sử dụng hệ thống và bên xây dựng hệ thống để chốt những nội dung chủ yếu của hệ thống đó. Hợp đồng đó có thể thành văn (nếu bên sử dụng và bên xây dựng thuộc hai cơ quan khác nhau) hoặc là không thành văn (nếu bên xây dựng lại là bộ phận của cơ quan chủ dự án) nhưng đều phải chứa đựng các nội dung chủ yếu sau:
- Dự trù thiết bị: Cần nhớ rằng ta đang ở giai đoạn khởi đầu dự án, chưa có đầy đủ các căn cứ để tính toán một cách chính xác cấu hình của thiết bị cần cho hệ thống tương lai. Tuy nhiên việc dự trù thiết bị lại cần làm sớm, vì việc đặt mua và lắp đặt thiết bị là cần có thời gian. Vả lại một số căn cứ như sau đã có thể ước lượng được:
Trên các căn cứ này, ta đã có thể xác định được cấu hình của thiết bị, bao gồm:
- Dự trù kinh phí: Ngoài kinh phí cho thiết bị và xây dựng địa điểm, còn phải có kinh phí cho quá trình triển khai dự án. Kinh phí này cần được thoả thuận của đôi bên tham gia dự án, căn cứ trên các mặt:
Kinh phí cho dự án thường được phân bổ cho các giai đoạn triển khai dự án.
Có hai cách tổ chức:
Cách tổ chức cổ điển có thể nói là ít nhiều còn mang sắc thái hành chính quan liêu. Một trưởng dự án được chỉ định. Người này phụ trách mọi thành viên trong nhóm. Các thành viên này được phân loại thành người phân tích, người thiết kế, người lập trình vv…với mức lương thấp dần. Công việc của mỗi loại thành viên này được đóng kín. Đặc biệt, người phân tích thì từ chối lập trình vì cho như thế là dưới khả năng. Còn người lập trình thì không được đụng tới phân tích vì cho như thế là muốn vượt khung hay muốn lên lương. Đương nhiên sự thiếu hợp tác giữa các loại thành viên như thế chẳng mang lại lợi ích gì cho dự án.
Chính vì để chống lại quan điểm tổ chức cổ điển như trên, mà người ta đề nghị một cách tổ chức khác gọi là “Nhóm lập trình”, một tên gọi không chính xác lắm, chỉ định một nhóm làm việc bình đẳng, trong đó có một trưởng nhóm, là một người có khả năng hơn mọi người và được mọi người tin tưởng. Cách tổ chức này do IBM đề xuất trong dự án “New-York Times” và được mô tả như sau: Nhóm lập trình được thành lập xung quanh một hạt nhân gồm 3 người: Một trưởng nhóm, một phó trưởng nhóm, và một thư ký nhóm. Tư tưởng chủ đạo là lập một cấu trúc mềm dẻo, trong đó người trưởng và người phó có thể thay thế lẫn nhau và hai nhà chuyên môn này có thể trút mọi công việc hành chính cho người thư ký. Sự phân biệt có tính quan liêu giữa người thiết kế, người phân tích, người lập trình và những người khác trở nên mờ nhạt hoàn toàn: mọi người đều là lập trình viên và chẳng ai ngăn cấm mỗi người có thể có những kiến thức riêng biệt trên các lĩnh vực khác.
Lưu ý rằng tổ chức theo kiểu “Nhóm lập trình” hoàn toàn không có nghĩa là xem nhẹ các khâu phân tích và thiết kế, mà chỉ là để cho các phần việc phân tích, thiết kế và lập trình dễ hoà quyện với nhau hơn. Ở nước ta – may thay - phần lớn các nhóm triển khai dự án đều được tổ chức theo kiểu “Nhóm lập trình”, ít thấy có sự phân công quá rạch ròi giữa phân tích, thiết kế và lập trình. Nhưng tiếc thay, nguồn cội của hình thức tổ chức này ở nước ta lại chính là sự xem nhẹ các việc phân tích và thiết kế. Không ít nơi người ta có thói quen “lập trình chay”, nghĩa là lập trình mà không phân tích và thiết kế. “Lập trình chay” tạm thời có thể thực hiện trôi chảy ở các dự án nhỏ, nhưng không thể thực hiện mà không gây ra cảnh rối loạn ở các dự án lớn, với sự tham gia xây dựng của nhiều người.
Ban điều hành gồm một số lượng hạn chế các thành viên, trong đó có cả nhà tin học, có cả người dùng, được tổ chức bên trên nhóm làm việc của dự án và chịu trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định có tính định hướng cho dự án, như là:
Cần phải dự kiến tiến trình phát triển của dự án. Chẳng hạn sau đây là một tiến trình trong đó dự trù thời hạn và nhân lực cho 3 giai đoạn lớn phân tích, thiết kế và thực hiện:
|
Người |
Người /Tháng |
Bắt đầu |
Kết thúc |
|
CB tin học |
Người dùng |
||||
Phân tích Thiết kế Thực hiện |
1 3 3 |
1 1 1 |
4 12 7,5 |
1/11/2005 15/1/2006 16/4/2006 |
31/12/2005 15/4/2006 30/6/2006 |
Tổng cộng số người/ tháng |
23,5 |
|
|
Tuy nhiên thường thì các giai đoạn lớn nói trên được phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn. Có nhiều cách phân chia.
Theo SIS (Swedish Standard Institution) thì có 9 giai đoạn
Phương pháp SDM (System Developent Methodology) lại đưa ra 7 bước:
AFNOR (Assocication Franscaise de Normalisation) thì cho rằng sự phân chia giai đoạn là tuỳ thuộc vào từng loại xí nghiệp, lấy ví dụ có thể là:
Ở giai đoạn xác lập dự án này, vấn đề chỉ là chọn một phương pháp và một tiến trình triển khai cho thích hợp với hệ thống cần xây dựng, cũng như thích hợp với kinh nghiệm, thói quen và cả với công cụ sẵn có của nhóm thực hiện dự án. Trên cơ sở đó mà xác định một lịch biểu cho dự án.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: