PHƯƠNG PHÁP HỌC CCNP SWITCH
Tổng quan về chứng chỉ
Module Switch là một trong 3 module mà khi người học đạt được sẽ được cấp chứng chỉ CCNP một chứng chỉ rất danh giá trong giới CNTT. Nó chứng tỏ khả năng chuyên nghiệp trong việc triển khai, vận hành và tối ưu hóa hệ thống hạ tầng mạng doanh nghiệp vừa và lớn (Enterprise).
Không những thế khi đạt chứng chỉ này người học còn có nền tảng vững chắc để tiếp tục theo đuổi thêm các lĩnh vực khác như Voice, Wireless, Security hay thậm chí lên đến bậc chuyên gia CCIE.
Yêu cầu cho chương trình CCNP Switching
- Người học cần có trình độ CCNA
- Trình độ đọc hiểu tốt tài liệu tiếng Anh.
- Có đam mê làm việc trong lĩnh vực hạ tầng mạng (Network).
Chương trình học
CCNP Switching nội dung gồm có 7 phần
1/ Designing Campus Networks | 15% |
2/ Building a Campus Networks | 9% |
3/ Working with Redundant Links | 23% |
4/ Multilayer Switching | 9% |
5/ Monitor Campus Networks | 18% |
6/ Implementing High Availability | 9% |
7/ Securing Switched Networks | 18% |
Phương pháp học
Bước 1:
Tham gia đầy đủ các giờ học lý thuyết:
Trước khi đến lớp cần nên biết học về chuyên đề gì nếu có thể nên đọc trước về chủ đề đó để có thể học một cách chủ động trên lớp. Bằng cách chú ý lắng nghe giảng viên giảng bài và đặt câu hỏi nếu không rõ để nắm thật kỹ lý thuyết về công nghệ, các giải pháp và các giao thức mà khóa học cung cấp. Để hiểu sâu sắc hơn có thể liên hệ với công việc mình đang đảm trách.
Ngoài giờ học nên đọc lại ngay giáo trình mình vừa học và cố gắng tìm hiểu sâu hơn rộng hơn. Lưu ý nên cố gắng đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Thường thì các giảng viên sẽ cố gắng giới thiệu một số tài liệu tham khảo có giá trị ngay từ đầu khóa để các học viên có thể tham khảo thêm.
Có thể thực hành các bài tập lab cơ bản bằng các chương trình mô phỏng (simulator) như Packet tracert hay EVE…để nắm kỹ nội dung lý thuyết.
Bước 2:
Phải tham gia đầy đủ các buổi làm lab tại trung tâm.
Đối với môn Switch CCNP các chương trình simulator không thể chạy chính xác hết tất cả các chủ đề của môn Switch nên cần thiết phải thực hành trên thiết bị thật. Cố gắng vận dụng kiến thức lý thuyết để làm bài lab mà giảng viên đề xuất. Trong quá trình làm nếu gặp khó khăn không thể giải quyết có thể nhờ giảng viên hay các bạn học viên khác trợ giúp nên nhớ phải hiểu rõ đối với từng bài lab tại sao phải cấu hình như vậy chứ không phải là làm cho nó chạy là xong. Tức là khi làm xong bài lab cần biết có thể cấu hình bằng cách khác không, phải kiểm tra như thế nào và nếu có thể giả định vài tình huống (scenerio) để có thể cấu hình thêm như thế ta có thể hiểu sâu bài hơn.
Bước 3:
Nên không ngừng tìm hiểu thêm về lĩnh vực mình đang học (Switching) qua các kênh thông tin: Ebook, Forum, Website… tất cả những gì liên quan đến công nghệ switching.
Học tại trung tâm chỉ học mỗi công nghệ của Cisco nhưng tất cả các giao thức ngoại trừ vài chuẩn của riêng Cisco đa phần là chuẩn standard của IEEE nên để có thể hiểu rộng và có thể làm trên các thiết bị Non Cisco học viên cần phải tham khảo tài liệu rất nhiều. Nhấn mạnh là phải nắm rõ giao thức vì dù trên thiết bị nào thì giao thức vẫn không đổi chỉ thay đổi hình thái cấu hình chứ bản chất hoạt động cơ bản của giao thức không đổi cho nên khi đã nắm vững lý thuyết người học chỉ cần đọc tài liệu để biết cách cấu hình thiết bị Non Cisco là có thể làm chủ được ngay.
Ví dụ đối với thiết bị Cisco interface trunk là interface khi cấu hình trunk thì cho phép tất cả các vlan đi qua nhưng đối với thiết bị Non Cisco thì interface tag vlan muốn vlan nào qua interface này thì phải tag vào interface này. Cấu hình thì khác nhau nhưng bản chất Dot1q là tag vlan vào interface nên Cisco thì gọi là trunk còn Non Cisco gọi là tag vlan.
Kết luận:
Môn Switch CCNP là một chủ đề lớn trong chứng chỉ CCNP khi học tốt module này người học có thể vận hành, cấu hình và tối ưu hóa toàn bộ hạ tầng mạng của doanh nghiệp vừa và lớn nắm được chủ đề Switch có tính giá trị thực tế rất cao vì đa phần các doanh nghiệp đều cần nhân lực IT Network có kiến thức chuyên môn tốt để quảng trị tốt hạ tầng mạng.
vnpro