Việc phát triển Linux diễn ra một cách công khai, nhưng trừ khi bạn biết nơi để tìm thông tin, nếu không bạn sẽ rất dễ bỏ sót những thứ quan trọng. Dưới đây là một số xu hướng phát triển chính bạn nên theo dõi.
Cài đặt phần mềm trên Linux từ lâu đã trở thành một câu chuyện phức tạp. Windows có EXE. macOS có DMG. Linux đã có DEB, RPM, PKG, tarball và danh sách này vẫn tiếp tục. Một gói phần mềm bạn có thể cài đặt trên một bản phân phối này sẽ không hoạt động trên một bản phân phối khác.
Những năm gần đây, người dùng đã chứng kiến những nỗ lực để giải quyết vấn đề đó với các định dạng gói phổ quát, bất kể bạn sử dụng phiên bản Linux nào, như AppImage hay Snap. Nhưng trong số đó, Flatpak đang có được sức hút mạnh nhất. Tùy chọn này giúp đơn giản hóa quá trình phân phối ứng dụng. Các ứng dụng trước đây chỉ có sẵn cho elementary OS dưới dạng DEB hiện có sẵn cho bất kỳ bản phân phối Linux nào dưới dạng Flatpak.
Với các ứng dụng GNOME, bạn sẽ phải đợi sáu tháng để cài đặt phiên bản GNOME tiếp theo, hiện đã có trên Flathub vào ngày đầu tiên. Và các ứng dụng thương mại, độc quyền không nhắm đến Linux giờ đây có thể cài đặt chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Snap và AppImage vẫn chưa biến mất. Đặc biệt, Snap, là định dạng ưa thích của Ubuntu và có lẽ có số lượng tải xuống lớn nhất. Nhưng sức hấp dẫn của Snap chỉ đơn giản là không lan rộng ra bên ngoài Ubuntu, với ngay cả các hệ thống dựa trên Ubuntu như elementary OS và Linux Mint cũng chọn không cung cấp hỗ trợ cho các gói snap ngay từ đầu.
Các theme tối màu đã trở thành xu hướng chủ đạo. Android, iOS, Windows và macOS đều có những theme này. Mọi người nhận thức rõ hơn về tác động của ánh sáng xanh và màn hình LCD đối với mắt của họ. Một số người trong chúng ta đặc biệt nhạy cảm với các pixel sáng. Nhiều người chọn bật dark theme ít nhất một lúc vào ban đêm hoặc khi làm việc với các file đa phương tiện.
Các dark theme từ lâu đã có sẵn cho Linux. Trong những năm gần đây, elementary OS đã được đánh giá là một desktop Linux nổi bật vì đã tạo ra một theme tối và rất chú trọng tới nó.
Nhóm đã ủng hộ để tính năng này trở nên khả dụng rộng rãi trên khắp các desktop Linux, nhiều nhà phát triển đã cùng nhau thực hiện công việc và tính năng này đã trở thành một đặc trưng mà các ứng dụng và môi trường máy tính để bàn có thể dễ dàng hỗ trợ.
Hỗ trợ dark theme đã được đưa vào hai môi trường desktop Linux lớn nhất, GNOME và KDE Plasma. Giờ đây, đã có nhiều ứng dụng và theme thích ứng tốt hơn với dark theme.
Có nhiều môi trường desktop Linux, nhưng hầu hết chúng đều dùng chung một bộ công cụ đồ họa được gọi là GTK. GTK ra đời cách đây nhiều năm trong quá trình phát triển GNU Image Manipulation Program (GIMP) phổ biến. Bây giờ, nó được kết hợp phổ biến nhất với môi trường desktop GNOME.
Các môi trường desktop khác chọn sử dụng GTK đều bị ảnh hưởng bởi những quyết định thiết kế của GNOME. Những desktop như Cinnamon và Xfce sử dụng bố cục truyền thống hơn với các thanh menu cổ điển, nhưng một số ứng dụng mà chúng sử dụng được thiết kế với ngôn ngữ hiện đại hơn của GNOME.
Bộ công cụ được định hướng theo các ưu tiên của GNOME vì những nhà phát triển GNOME thực hiện phần lớn công việc. Với việc phát hành Libadwaita, GNOME đang tách các phần tử dành riêng cho GNOME khỏi GTK. Điều này cho phép các desktop dựa trên GTK khác tiếp tục sử dụng bộ công cụ mà không cần phải làm việc với những phần tử tập trung vào GNOME.
Đồng thời, Libadwaita cho phép các ứng dụng GNOME sử dụng tất cả các loại yếu tố hình ảnh hiện đại phổ biến trên điện thoại thông minh, nhưng chưa phải là tiêu chuẩn trên desktop Linux. Ví dụ bao gồm cử chỉ trong ứng dụng và hoạt ảnh trượt giữa các trang ứng dụng khác nhau. Những bổ sung này không chỉ ảnh hưởng đến các ứng dụng GNOME. elementary OS cũng đang sử dụng các khía cạnh của Libadwaita.
Đa phương tiện trên Linux có thể là một vấn đề phức tạp. Khi nói đến âm thanh, trước đây có JACK, ALSA. PulseAudio và bây giờ có PipeWire.
Nhìn bề ngoài, việc thêm một media server khác có vẻ không phải là cách để làm cho mọi thứ đơn giản hơn. Nhưng việc thiết lập JACK có thể mất hàng giờ để tìm hiểu, trong khi PipeWire lại đơn giản hơn nhiều.
PipeWire không hẳn là lựa chọn tốt nhất, nhưng nó đã làm cho một số công việc trở nên dễ dàng hơn. Khi công nghệ phát triển, nó có thể làm cho Linux trở thành một giải pháp dễ dàng hơn, được đề xuất cho các nhiệm vụ như tạo nhạc và sản xuất podcast.
Chơi game trên Linux đã trải qua một chặng đường dài. Dù không vượt qua được Windows, nhưng trong một số trường hợp, Linux thực sự hoạt động hiệu quả hơn. Và khi so sánh Linux với macOS, Linux là lựa chọn chơi game dễ dàng hơn.
Cách đây không lâu, người dùng Linux đã phải vượt qua nhiều rào cản để bắt đầu và chạy game. Mặc dù đây vẫn không phải là một trải nghiệm hiếm gặp, nhưng nhiều game hiện nay đã hoạt động đơn giản hơn. Nhờ Proton, bạn có thể tải xuống một game tương thích với Linux từ Steam với kỳ vọng rằng nó sẽ chạy mà không gặp nhiều phiền phức.
Với việc phát hành Steam Deck, có cơ hội các nhà phát triển sẽ nỗ lực để đảm bảo game của họ hoạt động tốt trên game console của Valve và, nói chung là PC Linux. Bởi vì cuối cùng, Steam Deck vẫn chỉ là một PC chạy hệ điều hành Linux.
Và nếu hỗ trợ chống gian lận trở nên phổ biến trên Steam Deck, thì điều đó có nghĩa là tính năng chống gian lận sẽ được hỗ trợ nhiều hơn cho các game trên desktop Linux thông thường. Đây là một thông tin quan trọng đối với tất cả những game mà người chơi Linux có thể chơi ngoại tuyến nhưng không được phép truy cập trực tuyến.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: