Có thể phân loại các phương thức nhập liệu theo hai đặc trưng: (1) cách thức dữ liệu được thu thập, đưa vào và xử lý và (2) phương pháp và công nghệ được dùng để thu thập và nhập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu (data capture): nhận dạng và tạo dữ liệu mới từ nguồn tạo tin.
Nhập liệu (data entry): chuyển dữ liệu từ nguồn tạo tin vào máy tính.
Xử lý dữ liệu (data processing): là quá trình biến đổi trực tiếp trên dữ liệu trước khi đưa nó về dạng máy tính có thể đọc được. Xử lý bó là thu thập 1 khối lượng dữ liệu và xử lý đồng thời cả bó. Xử lý trực tuyến là xử lý ngay lập tức dữ liệu vừa thu thập được.
Bàn phím.
Chuột.
Màn hình cảm ứng (màn hình tương tác).
Nhận dạng âm thanh, tiếng nói.
Tự động nhập liệu: mã vạch, nhận dạng quang học, mực từ, thẻ từ, thẻ thông minh, sinh trắc học...
Nên tuân theo những nguyên tắc dưới đây khi thiết kế phương thức nhập liệu:
Không nên nhập những dữ liệu có thể tính toán được từ những dữ liệu khác.
Ví dụ: Số lượng x Đơn giá = Thành tiền
Không nhập những dữ liệu có thể lưu trong máy tính như những hằng số.
Sử dụng mã lấy từ cơ sở dữ liệu đối với những thuộc tính phù hợp.
Sử dụng các chỉ dẫn nhập liệu khi thiết kế các form nhập liệu (tooltip).
Giảm thiểu số lượng ký tự gõ vào để tránh gây sai sót. Thay vào đó, cố gắng dùng các hộp check chọn càng nhiều càng tốt.
Dữ liệu nhập vào theo trình tự từ trên xuống dưới, trái qua phải.
Việc kiểm soát dữ liệu đầu vào rất cần thiết trong tất cả các hệ thống ứmg dụng trên máy tính. Các điều khiển đầu vào đảm bảo rằng dữ liệu đầu vào là chính xác và hệ thống được bảo vệ khỏi các lỗi vô ý hoặc hữu ý.
Phải kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu nhập vào. Phải làm các kiểm tra về: trùng lặp thực thể, kiểu dữ liệu, định dạng, tính ràng buộc với các dữ liệu khác. Ví dụ: Khi nhập liệu thành phố và quốc gia cho một hồ sơ nhân sự, nếu đã chọn quốc gia là Việt Nam thì chỉ cho phép chọn thành phố là Hà Nội, Huế hoặc các thành phố khác ở Việt Nam... chứ không cho phép chọn thành phố thuộc quốc gia khác như Tokyo chẳng hạn.
Hộp văn bản (Text box): chứa một hộp hình chữ nhật kèm theo tên, cho phép nhập dữ liệu vào.
Nút chọn loại trừ (Radio button): chứa một hình trong nhỏ kèm theo một đoạn văn bản mô tả tương ứng với giá trị lựa chọn. Trong một nhóm các nút này thì chỉ cho phép chọn một nút mà thôi.
Hộp chọn kiểm tra (Check box): chứa một hộp hình vuông kèm theo đoạn văn bản mô tả trường dữ liệu vào, người dùng sẽ chọn giá trị Yes/No. Trong một nhóm các hộp chọn thì có thể chọn nhiều hộp.
Hộp danh sách (List box): là một hình chữ nhật chứa một hoặc nhiều dòng dữ liệu.
Danh sách thả (Drop down list): chứa hộp chọn hình chữ nhật và một nút bên cạnh. Khi nhấn vào nút đó thì danh sách sẽ được thả xuống.
Hộp thả kết hợp (Combination box): cũng là một danh sách thả nhưng cho phép người dùng nhập thêm dữ liệu ngoài những dữ liệu có sẵn trong đó.
Nút lệnh (Button): các nút lệnh không phải là điều khiển vào. Chúng không dành cho việc lựa chọn dữ liệu vào. Mục đích của chúng là cho phép người dùng xác nhận rằng tất cả các dữ liệu cần được xử lý hay hủy bỏ một giao dịch hoặc cần gọi chức năng trợ giúp… Tóm lại, nút lệnh đóng vai trò gọi tới một chức năng nào đó.
Hộp lịch thả (Drop down calendar): là một ô dữ liệu có chứa một nút mũi tên. Khi nhấn chuột vào đó thì hộp lịch được thả xuống để chọn ngày.
Điều khiển hiệu chỉnh trượt (Slider edit control): cho phép lựa chọn giá trị bằng cách trượt con trỏ.
Điều khiển hiệu chỉnh mặt nạ (Masked edit control): điều khiển này tạo ra định dạng để buộc dữ liệu nhập vào phải tuân theo.
Hộp danh sách chọn (Check list box): điều khiển này được dùng để kết hợp nhiều hộp chọn kiểm tra.
Hộp cây chọn (Check tree box): điều khiển này được dùng để biểu diễn các lựa chọn dữ liệu dưới dạng cây phân cấp.
Xác định các dữ liệu đầu vào của hệ thống và các yêu cầu nhập liệu logic.
Lựa chọn các điều khiển thích hợp.
Thiết kế, lập cơ chế kiểm soát nhập liệu, lưu vết
Nếu cần thiết, lập hồ sơ đặc tả đầu vào.
Một cách để phân loại đầu ra là dựa vào hình thức phân phối chúng trong hay ngoài tổ chức và đối tượng người sẽ đọc và sử dụng chúng. Hình thức đầu ra chủ yếu là dưới dạng các báo cáo.
+ Báo cáo nội bộ: là các báo cáo được cung cấp cho người dùng hệ thống trong tổ chức
Báo cáo chi tiết: thông tin trực tiếp truy xuất từ dữ liệu hệ thống, ví dụ: danh sách khách hàng.
Báo cáo tóm lược: thông tin sau khi truy xuất đã được sắp xếp theo thứ tự thuận tiện cho người dùng quan sát, đôi khi kết quả được thể hiện dưới dạng đồ hoạ, ví dụ: khách hàng theo khu vực.
Báo cáo ngoại lệ: thông tin cảnh báo, đột xuất theo sự kiện thay đổi về chất lượng, điều kiện của hệ thống.
+ Báo cáo bên ngoài là các báo cáo cung cấp cho khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan pháp luật...
+ Báo cáo quay vòng là các loại báo cáo bên ngoài sau đó lại trở về hệ thống như là một phương thức thu thập dữ liệu, chẳng hạn bản điều tra, hoá đơn...
In ra trên giấy.
Hiển thị trên màn hình, trên trang web.
Xuất dưới dạng đa phương tiện.
Gửi thư trực tiếp.
Tạo các đường liên kết.
...
Báo cáo phải đơn giản, dễ hiểu, dễ giải thích:
Bao gồm tiêu đề.
Ghi rõ ngày giờ phát hành.
Có các phần ghi thông tin chung.
Thông tin phải được thể hiện ở dạng người dùng bình thường không được tuỳ ý sửa chữa.
Thông tin hiển thị phải hài hoà giữa các trang.
Cung cấp cách di chuyển giữa các ô thật sự đơn giản.
Thời gian xuất báo cáo phải được kiểm soát.
Một số hình thức báo cáo phải được sự đồng ý của công ty.
Xem xét tất cả các đầu ra của hệ thống và các yêu cầu logic.
Làm rõ đặc tả (vật lý) của các yêu cầu báo cáo.
Thiết kế các bản mẫu trước (nếu cần).
Thiết kế, kiểm thử và kiểm tra đầu ra của báo cáo.
BG.HTTTQL
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: