Bài viết này không định nghĩa khái niệm các biểu đồ UML, mà chỉ nêu một số nhầm lẫn phổ biến của sinh viên khi mô hình hóa hệ thống bằng các biểu đồ UML như biểu đồ hoạt động, biểu đồ trình tự và biểu đồ lớp... trong phân tích thiết kế hướng đối tượng.
Với biểu hoạt động: Sử dụng không đúng thanh đồng bộ và rẻ nhánh trong biểu đồ hoạt động, lạm dụng quá nhiều thanh đồng bộ trong biểu đồ hoạt động không đúng mục đích, khi các hoạt động không xảy ra song song, đồng thời.
Ví dụ, các hoạt động thêm mặt hàng, sửa mặt hàng xóa mặt hàng không xảy ra đồng thời, nên không sử dụng thanh đồng bộ nối ba hoạt động này.
Với biểu đồ trình tự, một số sinh viên mô hình các đối tượng chung chung, ví dụ đối tượng form, đối tượng điều khiển, đối tượng cơ sở dữ liệu, mà không chỉ rõ đối tượng cụ thể nào, điều này dẫn đến các biểu đồ trình tự tương tự nhau. Và sinh viên không hiểu thông điệp chính là lời gọi phương thức, một thông điệp gởi đến một đối tượng là gọi phương thức của đối tượng đó, nên đã mô hình không đồng nhất giữa thông điệp trong biểu đồ trình tự và phương thức trong biểu đồ lớp. Khi mô hình biểu đồ lớp, sẽ phát hiện thêm thông điệp trong biểu đồ trình tự, ngược lại khi mô hình biểu đồ trình tự, sẽ phát hiện thêm phương thức trong biểu đồ lớp.
Ví dụ, một thông điệp thêm mặt hàng gởi đến đối tượng mặt hàng trong biểu đồ trình tự, tương ứng với lời gọi phương thức thêm mặt hàng trong lớp mặt hàng của biểu đồ lớp.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: