Android là một hệ điều hành di động có mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux phiên bản 2.6 được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh (SmartPhone), máy tính bảng. Đầu tiên, Android được ra đời bởi công ty liên hợp Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google, sau đó được Google mua lại và phát triển từ năm 2005 và trở thành một hệ điều hành di động mã nguồn mở, miễn phí, mạnh mẽ và được ưa chuộng cao nhất thế giới. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android là HTC Dream được bán vào ngày 22 tháng 10 năm 2008. Chính mã nguồn mở cùng với giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới.
Android là một hệ điều hành rất mạnh, có bảo mật cao, hỗ trợ nhiều công nghệ tiên tiến như 3G, GPS… tương thích với nhiều phần cứng. Android là hệ điều hành có khả năng kết nối cao cới các mạng không dây, hỗ trợ công nghệ OpenGL nên có khả năng chơi các phương tiện media, trình diễn đồ họa cực tốt, tiền đề để phát triển các ứng dụng có giao diện phức tạp.
Năm 2008, hệ điều hành Android đã chính thức mở toàn bộ mã nguồn, điều đó cho phép các hãng điện thoại có thể đem mã nguồn về tùy chỉnh, thiết kế lại sao cho phù hợp với mỗi mẫu mã điện thoại của họ, hệ điều hành mở nên hoàn toàn miễn phí.
Với các nhà phát triển ứng dụng, việc hệ điều hành Android được sử dụng phổ biến đồng nghĩa với việc họ có thể thoải mái phát triển ứng dụng trên nền Android với sự tin tưởng là có thể chạy được ngay trên nhiều dòng điện thoại ở các hãng khác nhau.
Hệ điều hành có 4 tầng từ dưới lên trên là tầng hạt nhân Linux, tầng thư viện Libraries và tầng thực thi Android runtime, tầng nền tảng ứng dụng Application Framework và tầng trên cùng là tầng ứng dụng Application.
- Tầng hạt nhân Linux (Linux Kernel layer)
Tất cả hoạt động của điện thoại muốn thi hành được đều được thực hiện ở mức cấp thấp ở lớp này bao gồm quản lý bộ nhớ, giao tiếp với phần cứng, thực hiện bảo mật, quản lý tiến trình.
Tầng này có các thành phần chủ yếu: Display Driver, Camera Driver, Bluetooth Driver, Usb Driver, Keypad Driver, Wifi Driver, Audio Driver, Binder IPC Driver, M-System Driver, Power Madagement.
- Tầng Libraries và Android Runtime
Phần này có nhiều thư viện được viết bằng C/C++ để các phần mềm có thể sử dụng, các thư viện đó được tập hợp thành một số nhóm như: thư viện hệ thống, thư viện media, thư viện web, thư viện SQLite.
Phần này chứa các thư viện mà một chương trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể hoạt động, nó có 2 bộ phận tương tự như mô hình chạy Java trên máy tính. Thứ nhất là các thư viện lõi, thứ hai là một máy ảo Java.
- Tầng Application Framework
Tầng này được xây dựng bộ công cụ - các phần tử ở mức cao đề các lập trình viên có thể nhanh chóng xây dựng ứng dụng. Nó được viết bằng Java, có khả năng sử dụng chung để tiết kiệm tài nguyên.
Một số thành phần của tầng này: Activity Manager, Telephony Manager, XMPP Service, Location Manager, Window Manager, Notication Manager, Resource Manager…
- Tầng Application
Đây là lớp ứng dụng giao tiếp với người dùng, bao gồm các ứng dụng như:
» Các tin khác: