CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN THIẾT KẾ CSDL HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Tổng quát một số hướng tiếp cận phát triển hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng như sau:
- Mở rộng một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng với khả năng CSDL: bổ sung khả năng cơ sở dữ liệu cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như C++, Java. Ví dụ: sản phẩm GemStone
- Cung cấp thư viện cơ sở dữ liệu hướng đối tượng mở rộng: bổ sung khả năng cơ sở dữ liệu cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, bởi thư viện lớp cung cấp nhiều tính năng của cơ sở dữ liệu hướng đối tượng. Ví dụ: Ontos, Versant, và ObjectStore
- Nhúng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng vào ngôn ngữ lập trình. Ví dụ: O2
- Mở rộng một ngôn ngữ cơ sở dữ liệu tồn tại với khả năng hướng đối tượng.
Phiên bản tiếp theo của SQL là SQL3/4 hỗ trợ khả năng hướng đối tượng. Hơn nữa, chuẩn cơ sở dữ liệu đối tượng đưa ra bởi nhóm quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng ODMG (Object Database Management Group) là chuẩn Object SQL. Các sản phẩm Ontos, Versant, ObjectStore và O2 là phiên bản của Object SQL và nhiều sản phẩm nữa tương thích với Object SQL.
- Phát triển mô hình cơ sở dữ liệu mới/ ngôn ngữ dữ liệu: phát triển một ngôn ngữ cơ sở dữ liệu mới hoàn toàn và hệ quản trị cơ sở dữ liệu với khả năng hướng đối tượng. Đây là tiếp cận đưa ra bởi SIM (Semantic Information Manager), dựa trên mô hình dữ liệu ngữ nghĩa và có DML/ DDL mới
Hai loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng phổ biến hiện nay là: hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng ODBMS (Object Database Management System) với chuẩn đưa ra bởi ODMG, và hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ - đối tượng ORDBMS (Object Relational Management System) với chuẩn SQL3/4
GIỚI THIỆU CÁC HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮLIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Hệ quản trị CSDL đối tượng ODBMS (Object Database Management System)
ODMG là nhóm quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng định nghĩa chuẩn cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng ODBMS. ODMG 2.0 được cung cấp vào năm 1997. Dù có nhiều ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, đa số cơ sở dữ liệu đối tượng dựa trên C++, do tính hiệu quả và thông dụng của nó. Các cơ sở dữ liệu đối tượng gồm Ontos, Objectivity năm 1990, Versant, Object Store, O2 năm 1991…
Các thành phần chính của kiến trúc ODMG cho ODBMS
- Mô hình đối tượng OM (Object Model)
- Ngôn ngữ định nghĩa đối tượng ODL (Object Definied Language)
- Ngôn ngữ truy vấn đối tượng OQL (Object Query Language)
- Khả năng kết hợp với các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như C++, Java…
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ - đối tượng ORDBMS (Object Relational Management System)
Hệ quản trị ODBMS hiện nay đã trở thành hệ thống yêu thích cho các ứng dụng tài chính, viễn thông… Mặc dù vậy thị phần ODBMS vẫn còn nhỏ, xấp xỉ 3% toàn bộ thị phần DBMS trong năm 1997
Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp RDBMS vẫn tỉnh táo trước các hứa hẹn của ODBMS. Họ đồng ý rằng hệ thống của họ không phù hợp với các ứng dụng nâng cấp hiện nay, và cần bổ sung các tính năng yêu cầu. Tuy nhiên, họ không tán thành tuyên bố mở rộng RDBMS sẽ không cung cấp các tính năng đầy đủ hay sẽ quá chậm để đáp ứng với các ứng dụng mới
Ba nhà cung cấp RDBMS dẫn đầu là Oracle, Informix, và IBM – đã mở rộng hệ thống của họ thành ORDBMS. Khái niệm ORDBMS là sự hỗn hợp giữa RDBMS và ODBMS, rất lôi cuốn, mà vẫn bảo tồn được các kiến thức và kinh nghiệm đã đạt được với RDBMS. Vì vậy, các dự đoán phân tích ORDBMS sẽ chiếm thị phần trên 50% trên toàn bộ thị phần DBMS
Chuẩn mở rộng SQL thực hiện từ năm 1991, là bản phác thảo của chuẩn SQL3, bổ sung các đặc điểm hỗ trợ quản lý dữ liệu hướng đối tượng. Chuẩn SQL3 tiếp tục phát triển và trở thành chuẩn cho các ORDBMS (ISO, 1998)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: