Kỹ thuật
Thông thường khi chuyển một bức ảnh tương tự sang định dạng số, người ta thường chọn một trong 3 cách thể hiện màu sau :
- 24 bit màu : mỗi điểm ảnh có giá trị màu là một trong 224 màu, và những màu này là tổ hợp từ 3 màu cơ bản Red, Green, Blue có giá trị từ 0 đến 255.
- 8 bit màu : mỗi điểm ảnh có giá trị màu là một trong 256 màu, được chọn từ bảng màu.
- 8 bit xám : mỗi điểm ảnh có giá trị là một trong 256 cấp độ xám.
Các kỹ thuật giấu tin trong miền không gian ảnh được thực hiện bằng cách thay đổi trực tiếp giá trị màu hoặc cường độ sáng của các điểm ảnh được chọn. Một kỹ thuật giấu tin được sử dụng trong không gian ảnh là kỹ thuật chèn vào các bit ít quan trọng nhất của điểm ảnh. Phương pháp giấu tin LSB thực hiện bằng cách thay đổi các bit quan trọng của mỗi màu trong 24 bit màu hoặc chèn vào các bit ít quan trọng của ảnh 8 bit.
Ví dụ chữ A có mã ASCII là 65 ( thập phân ), có thể biểu diễn nhị phân là : 1000001.
Để giấu chữ A vào trong ảnh, ta cần 3 điểm ảnh liên tiếp trong ảnh 24 bit màu. Giả sử cho giá trị màu của 3 pixel trước khi chèn là :
10000000.10100100.10110101,10110101.11110011.10110111,11100111.10110011.00110011
Sau khi chèn, giá trị của các pixel màu sẽ như sau:
10000001.10100100.10110100.10110100.11110010.10110110.11100110.10110011.00110011 (những giá trị đậm là những giá trị bị thay đổi )
Ví dụ tương tự, cần giấu chữ A vào trong ảnh 8 bit màu, ta cần 8 pixel. Giả sử giá trị của 8 pixel ban đầu như sau :
10000000,10100100,10110101,10110101,11110011,10110111,11100111,10110011 sau khi chèn chữ A, giá trị của 8 điểm ảnh này sẽ như sau :
10000001,10100100,10110100,10110100,11110010,10110110,11100110,10110011 (những giá trị đậm là những giá trị bị thay đổi).
Từ những ví dụ trên, ta có thể suy luận ra rằng phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng thường có 50% cơ hội để thay đổi một bit ít quan trọng trong 8 bit, vì thế không tạo ra sự thay đổi lớn đối với ảnh gốc. Hay nói cách khác, ý tưởng cơ bản của kỹ thuật này là thay đổi các bit biểu biễn các giá trị mà khả năng tri giác của mắt người là kém nhất. Ví dụ như thay đổi giá trị các bit biểu diễn thành phần màu xanh hay biểu diễn thành phần độ chói của điểm ảnh, là những giá trị mà với một sự thay đổi nhỏ thì ta khó phát hiện ra sự thay đổi.
Tỉ lệ dữ liệu
Vấn đề cơ bản nhất của kỹ thuật chèn vào các bit ít quan trọng đối với ảnh 24 bit màu là chèn được 3 bit / pixel. Vì vậy mỗi điểm ảnh 24 bit chúng ta có thể giấu 3 bit giấu/ 24 bit dữ liệu, tức 1 bit dữ liệu giấu / 8 bit dữ liệu. Trong trường hợp này, ta giấu được 1 bit trong 8 bit của ảnh chứa.
Chúng ta có thể thay đổi tỉ lệ giấu tin trong mỗi điểm ảnh bằng cách tăng hoặc giảm số bit thông tin giấu trong mỗi điểm. Có thể là chỉ giấu 1 bit thông tin trong 24 bit dữ liệu, hoặc 6 bit hoặc 9 bit, điều này phụ thuộc vào ứng dụng của chúng ta.
Để giấu 1 byte thông tin, tùy theo phương pháp chèn 1 bit, 2 bit, 3 bit mà ta phải cần có số byte dữ liệu chứa khác nhau. Với phương pháp chèn 1 bit, ta cần 8/1*8 = 8 byte dữ liệu, đối với phương pháp chèn 2 bit ta cần 8/2*8 = 4 byte và đối với phương pháp chèn 3 bit ta cần 8/ 3*8 = 21.33 byte.
Tính bền vững
Phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng rất dễ bị tấn công bởi các phép biến đổi, thậm chí là những phép thông thường và ít nguy hại nhất.
Các phương pháp nén mất mát thông tin, chẳng hạn như JPEG, gần như là phá vỡ các thông tin bị giấu. Vấn đề là lỗ hỗng của hệ thống tri giác của con người mà phương pháp chèn các bit ít quan trọng cố gắng khai thác – ít nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ các giá trị màu của màu xanh hay độ chói - cũng giống với những gì mà các phương pháp nén mất mát thông tin dựa vào để có thể giảm dung lượng bức ảnh.
Các phép biến đổi hình học như di chuyển các điểm ảnh và đặc biệt là đổi chỗ các điểm ảnh so với lưới gốc ban đầu cũng phá hủy các thông tin được nhúng và cách duy nhất để lấy lại thông tin là phải làm các phép chuyển đổi ngược lại.
Các phép biến đổi các trên ảnh cũng dễ dàng làm mất các thông tin bị nhúng. Nói tóm lại, phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng là phương pháp giấu tin rất ít bền vững.
Độ dễ của quá trình phát hiện và giải thông tin.
Không có điểm gì là đáng chú ý trong phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng, phương pháp này chỉ làm thay đổi một ít độ nhiễu của kết cấu bề mặt bức ảnh. Nếu dùng phương pháp này thì rất dễ dàng để giải các tin giấu và kiểm tra lại thông tin giấu.
Thích hợp cho giấu tin mật hay thủy vân
Trước tiên, do đây là kỹ thuật rất dễ bị tấn công thậm chí là các biến đổi đơn giản, phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng dường như không thích hợp đối với thủy vân số, nơi mà bức ảnh phải đối mặt với các thay đổi cố tình làm phá hoại chúng, cộng thêm các biến đổi khác như nén/giải nén (có mất mát thông tin) hoặc chuyển từ tương tự sang số và ngược lại.
Do tính chất tỉ lệ dữ liệu giấu cao nên phương pháp này thích hợp cho việc giấu thông tin mật, nơi mà tính bền vững ít được quan tâm.
Kỹ thuật giấu tin này được sử dụng cho các thuật toán thủy vân chống xuyên tạc do tính chất dễ bị phá vỡ trước các tấn công trên hệ thủy vân.
Vấn đề và các giải pháp
Có thể khẳng định rằng phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng rất tốt cho giấu tin mật. Tuy nhiên một điểm yếu của phương pháp này là tính dễ dàng trong quá trình giải tin. Chúng ta không muốn một kẻ tấn công có chủ ý nào có thể đọc được thông tin mà chúng ta gửi đi. Điều này thì được hoàn thiện bởi hai kỹ thuật bổ trợ sau :
- Mã hóa thông điệp trứớc khi nhúng, điều này làm cho những ai sau khi lấy được thông tin thì phải tiến hành giải mã nó thì mới có thể hiểu được thông điệp.
- Xác định ngẫu nhiên vị trí các bit thay đổi dựa vào một hàm mật mã ngẫu nhiên, vì thế khó có thể thành lập lại thông điệp mà không biết cơ chế gieo của hàm ngẫu nhiên.
Theo cách này, thông điệp giấu được bảo vệ bởi hai khóa khác nhau, vì thế đạt được độ an toàn cao hơn trước đó. Điều này cũng gần như bảo vệ toàn vẹn thông điệp, làm cho việc giả mạo thông điệp trở nên khó khăn hơn (độ phức tạp tính toán cao, không triển khai được). Dù sao đi nữa, chúng ta không muốn thông điệp của chúng ta chỉ là bị mã hóa và thay đổi thì chúng ta phải tiến hành dưới các kênh truyền thông ẩn.
Có hai vấn đề quan trọng trong kỹ thuật này là : việc chọn các bức ảnh và chọn định dạng của ảnh (24 bit, 8 bit, nén hay không nén).
Trước tiên bức ảnh chọn là phải ngẫu nhiên, không có chủ định vì thế nó phải được chọn từ một tập các ảnh mà có lý do thích hợp để chuyển từ người gửi đến người nhận. Điều này tránh được sự nghi ngờ và không gây ra sự chú ý từ đối phương.
Tiếp theo đó, trong các bức ảnh được chọn phải có nhiều màu sắc khác nhau, nó phải “noisy” (không đơn điệu), vì thế mà việc thêm một ít các thông tin nhiễu vào cũng được che đậy bởi tính chất “noisy” trước đó của nó. Các ảnh có ít sự thay đổi màu sắc (có cấu trúc ảnh vững chắc) thì rất khó giấu thông tin vì khi giấu tin dễ gây sự chú ý của đối phương.
Vấn đề thứ hai liên quan đến kích thước file ảnh để giấu tin, điều này cũng bao gồm định dạng file ảnh. Thông thường để tăng thông tin giấu, ta sử dụng các file ảnh có kích thước lớn làm dữ liệu chứa vì các bức ảnh (được chứa trong file) này có nhiều không gian hơn để giấu tin. Tuy nhiên việc trao đổi các bức ảnh có kích thước lớn một cách không bình thường giữa hai người dễ gây ra sự tò mò chú ý của đối phương. Ví dụ, một bức ảnh thông thường trên internet có kích thước 500*300 = 150000 điểm ảnh có kích thước là:
- Ảnh 24 bit màu : 150000 pixel *24 bits/ pixel/8 bits/byte = 90000 byte.
- Ảnh 8 bit màu : 150000 pixel *8 bits/ pixel/8 bits/byte = 15000 byte.
Quan sát kích thước file ảnh ta thấy rằng đối với một ảnh màu 24 bit không nén, kích thước 90000 byte là kích thước không bình thường bởi vì việc không nén nó và gửi đi là một điều lạ bởi vì thực tế rằng nếu bức ảnh được nén trước khi gửi đi thì chất lượng ảnh thay đổi không đáng kể trong khi đó kích thước file ảnh giảm sẽ tăng hiệu suất truyền tin ( thời gian truyền sẽ nhanh hơn ).
Để khắc phục điều này, ta có thể biến đổi một chút theo thuật toán nén JPEG là chèn các bit ít quan trọng vào những vùng mà việc nén ảnh làm mất mát thông tin ít nhất hoặc điều khiển việc làm tròn các hệ số của phép biến đổi Cosin rời rạc được sử dụng khi nén ảnh [9, 14,15].
Nếu muốn liên lạc giấu tin bằng phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng, chúng ta cần phải có những bức ảnh có kích thước file nhỏ, hay nói cách khác chúng phải sử dụng đến các bức ảnh 8 bit vì kích thước các file ảnh này là bình thường và ít gây chú ý cho đối phương.
Đối với ảnh 256 màu là nó sử dụng một bảng màu được xác định theo chỉ số và việc thay đổi các bit ít quan trọng đồng nghĩa với việc chúng ta chuyển một pixel từ vị trí này sang một vị trí gần kề khác. Nếu có sự tương phản màu sắc giữa hai vị trí gần kề trong bảng màu thì điều này dẫn đến một điểm ảnh trong bức ảnh thay đổi màu một cách bất ngờ và vì thế thông điệp giấu trở nên dễ dàng phát hiện.
Để giải quyết vấn đề này, nhiều phương pháp đã được nghiên cứu như sắp xếp lại bảng màu sao cho giữa hai giá trị màu trong bảng màu không quá tương phản hay như giảm số màu trong bảng màu xuống và tái tạo lại các thành phần giống nhau trong bảng màu ở những vị trị gần kề nhau, vì thế sự khác nhau trước và sau khi nhúng thông điệp của ảnh chứa trở nên khó phát hiện.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng việc chèn vào các bit ít quan trọng nếu sử dụng ảnh 8 bit xám thì rất khó phát hiện bởi hệ thống thị giác của con người do có rất ít sự thay đổi các giá trị trong bảng màu của chúng [9, 14,17].
Kỹ thuật mã hóa khối kết cấu bề mặt được phát triển bởi Bender cùng các đồng nghiệp của ông và được xuất bản trong tạp chí IBM System năm 1996. Đây là một kỹ thuật có tỉ lệ bit rất thấp, khá bền với thay đổi affine trên ảnh nhưng điểm hạn chế chính của nó là nó cần sự can thiệp của con người trong quá trình mã hóa.
Kỹ thuật
Việc mã hóa khối kết cấu bề mặt được thực hiện thông qua việc sao chép (copy) một vùng từ một mẫu kết cấu bề mặt ngẫu nhiên trong bức ảnh khác mà có cùng kết cấu bề mặt .
Quá trình mã hóa được thực hiện bằng cách chọn thủ công một vùng để xử lý và sau đó sử dụng các mặt nạ để chọn vùng sao chép, ví dụ một vùng hình chữ (graphic text), để mà sau khi giải mã mặt nạ có thể trở nên nhìn thấy được (visible).
Quá trình giải mã có các bước sau:
- Tự động tạo sự tương quan cho bức ảnh. Điều này sẽ tạo ra các đỉnh (peak) ở mỗi điểm trong quá trình tự động tạo sự tương quan, nơi mà biểu thị vùng của bức ảnh bị chồng lên.
- Nâng vùng ảnh được biểu thị bằng các đỉnh trong bước 1. Ta tiến hành trừ ảnh từ vùng copy được nâng lên của nó, thêm vào các góc các giá trị 0 nếu cần.
- Bình phương kết quả và tạo ngưỡng để nhận lại các giá trị gần với 0. Vùng được sao chép trở nên hiển thị bằng các giá trị này.
Tỉ lệ dữ liệu
Một điều dễ nhận thấy là các vùng được copy phải khá lớn (ít nhất 16*16 pixel) và chúng ta phải gắn các mặt nạ trên các vùng đó nên số lượng thông tin giấu được rất nhỏ. Thực ra chúng ta không thể thay đổi nhiều phần của bức ảnh theo cách này mà không làm cho nó trở nên phát hiện được.
Hơn nữa, không phải tất cả các phần nào của bức ảnh cũng thích hợp cho kỹ thuật này, chẳng hạn như những vùng ảnh có màu sắc thuần nhất, bởi vì dễ dàng thấy rõ (magnify) sự thay đổi của chúng.
Độ bền vững
Nếu kích thước khối để thực hiện thao tác copy đủ lớn, thì các thay đổi các phần bên trong mỗi khối sẽ giống nhau khi bức ảnh chịu tác động bởi các phép biến đổi không phải hình học, chẳng hạn như phép lọc, nén, xoay ảnh. Mặt nạ nhúng cũng có thể nhìn thấy được sau khi nhúng [8,18].
Việc xén hình sẽ phá hủy kết cấu bề mặt nếu như một trong 2 vùng được sao chép nằm ngoài vùng chọn xén (cropped area). Các phép biến đổi affine thường cũng biến đổi luôn mặt nạ vì thế có thể làm cho chúng không thể hiểu được. Nếu một trong hai vùng bị thay đổi bởi các tấn công có chủ ý thì thông tin giấu sẽ có thể bị phá hủy.
Độ dễ của việc phát hiện và giải thông tin
Thuật toán giải tin thì khá dễ thực hiện và nó không bao gồm bất cứ khóa nào trong quá trình mã vì thế việc giải tin là tương đối dễ dàng [8, 18].
Thích hợp cho giấu tin mật hay thủy vân
Do tỉ lệ dữ liệu giấu theo phương pháp này là ít và nó khá bền vững với các biến đổi không cố tình và do dễ dàng nhận lại được tin giấu nên kỹ thuật này thích hợp cho thủy vân hơn là giấu tin mật.
Vấn đề và các giải pháp
Hạn chế của kỹ thuật này là nó cần có sự can thiệp của con người trong việc chọn vùng để thực hiện sao chép và dán. Giải pháp khắc phục là lập trình cho máy làm việc này nhưng có sự giám sát của con người.
Kỹ thuật
Patchwork là kỹ thuật giấu tin được phát triển bởi Bender cùng các đồng sự của ông và được xuất bản trong tạp chí IBM system năm 1996. Nó dựa trên mô hình giả ngẫu nhiên, thống kê.
Kỹ thuật giấu tin này dựa vào phân bố Gauss để nhúng thông tin vào ảnh. Hai tập hợp các điểm ảnh (patches) của bức ảnh đuợc chọn, được ký hiệu là A và B. Thuật toán được thực hiện bằng cách làm sáng một điểm ảnh ở tập A trong khi đó làm tối điểm ảnh ở tập B. Trong thuật toán này sử dụng bộ sinh số ngẫu nhiên được đáp ứng bằng khóa mật k. Khóa này được chia sẻ cho cả bên truyền và bên nhận để xác định được các điểm ảnh đã chọn để giấu tin và căn cứ vào đó để nhận lại thông tin giấu.
Ký hiệu S(n) = sum(a[i]-b[i], i = 1..n), trong đó a[i] và b[i] lần lượt là điểm thứ i trong trong tập patch A và B. Tổng S(n) này sẽ bằng 0 trong ảnh bình thường.
Sau khi thực hiện n lần các thao tác a[i] = a[i] + deltab[i] = b[i]- delta, giá trị này sẽ dần đến 2*delta*n.
Nếu như n đủ lớn và tính được giá trị S(n) của một bức ảnh, chúng ta có thể kết luận rằng ảnh đã được giấu tin bằng kỹ thuật Patchwork hay chưa.
Chúng ta có thể gán một “cấp độ chắc chắn” liên quan đến n trong quá trình mã hóa để có kết luận chắc chắn trong quá trình giải tin. Cũng trong phương pháp này, nếu chúng ta lặp lại càng nhiều thì thủy vân càng trở nên dễ nhìn thấy [8].
Tỉ lệ dữ liệu
Kỹ thuật giấu tin này có tỉ lệ dữ liệu thấp.
Độ vững chắc
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của kỹ thuật Patchwork là nó có khả năng chịu đựng được phép xén ảnh và thay đổi tỉ lệ mức độ sáng và gamma.
Nếu giấu tin bằng kỹ thuật Patchwork, tin giấu sẽ bị phá hủy bởi các phép biến đổi affine như dịch chuyển, quay, thay đổi tỉ lệ ảnh.
Độ dễ của quá trình phát hiện và giải tin
Với kỹ thuật Patchwork, gần như không thể giải tin được nếu như không biết khóa và bộ sinh số giả ngẫu nhiên được sử dụng để tìm các điểm bị thay đổi.
Sự thích hợp cho giấu tin mật hay thủy vân
Do tính chất khá bền vững và tỉ lệ dữ liệu giấu khá thấp nên kỹ thuật giấu tin Patchwork khá thích hợp cho thủy vân.
Trong các hệ thống bảo vệ bản quyền, kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu để xác nhận rằng bức ảnh có được nhúng thủy vân hay chưa bằng cách nhúng một chuỗi bit với độ chắc chắn đến 99.9999%, sau đó mới dùng khóa khác để nhúng vào các bit khác nhưng với cấp độ yếu hơn, vì thế thủy vân sẽ không làm ảnh hưởng đến bức ảnh nhiều. Cũng theo cách này, việc giải tin trước tiên sẽ tìm dòng bit xác nhận ảnh có nhúng thủy vân hay không, nếu tìm thấy thì tiếp tục tìm phần còn lại của thủy vân.
Vấn đề và các giải pháp
Vấn đề đầu tiên là nếu ta sử dụng các điểm như một đơn vị của các patch, nhiễu mà chúng ta thêm vào ảnh nằm trên vùng tấn số cao. Các điểm này có thể bị lọc hay bị thay đổi bởi nhiều quá trình, từ phép nén mất mát đơn giản đến quá trình chuyển số - tương tự và ngược lại. Giải pháp là sử dụng các patches của một vùng nhỏ thay vì các điểm, với một phân bố delta sao cho trải nhiễu sang một băng rộng hoặc di chuyển nó đến vùng tần số thấp, làm cho nó ít bị loại bởi phép lọc.
Ngoài các kỹ thuật giấu tin trên còn có một số kỹ thuật giấu tin khác được sử dụng trong giấu tin trong ảnh. Tùy vào các ứng dụng, các kỹ thuật này có thể được chọn để tăng cường tính bền vững hoặc tăng cường tỉ lệ dữ liệu dựa vào các đặc tính kỹ thuật của các phương pháp giấu tin.
Kỹ thuật thao tác trên các hệ số của phép biến đổi DCT
Kỹ thuật này được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng có liên quan đến nén mất mát thông tin. Dữ liệu ảnh trong không gian ảnh được biến đổi sang miền tần số. Năng lượng của bức ảnh được chia làm 3 vùng : vùng tần số cao, vùng tần số giữa, vùng tần số thấp. Để thông tin giấu không bị mất đi bởi các phép nén mất mát, thông thưòng ta chèn vào tấn số giữa. Thông tin được giấu trong vùng này sẽ tránh được phép lọc thông thấp, thông cao.
Kỹ thuật sử dụng mặt nạ tri giác (Perceptual Masking)
Kỹ thuật này nhúng dữ liệu vào những vùng được gắn mặt nạ bởi các vùng khác dựa vào hệ thống thị giác của con người. Việc nhúng có thể thực hiện trên miền không gian ảnh hoặc miền tần số. Tỉ lệ dữ liệu nhúng được trong kỹ thuật này phụ thuộc vào ảnh chứa và thông thường việc chọn vùng để giấu tin được thực hiện dưới sự giám sát của con người.
Khác với giấu tin trong ảnh, giấu tin trong audio dựa vào hệ thống thính giác của con người (human auditory system). Các kỹ thuật giấu trong audio được thực hiện trong không gian biến đổi (tần số). Để chèn tin giấu vào trong audio có thể sử dụng các kỹ thuật sau: mã hóa bit thấp (Low Bit Coding), mã hóa pha (Phase Coding), mã hóa tiếng vang (Echo Coding) .v.v.
Các file audio cũng có thể dùng để giấu thông tin. Các thông tin được giấu trong các file audio chủ yếu dùng để bảo vệ bản quyền cho tác giả. Các kỹ thuật chèn vào các bit ít quan trọng, mã pha (phase coding), mã trải phổ (spread spectrum coding), giấu tiếng vang (echo hiding) có thể được dùng để bảo vệ nội dung của file nhạc. Vấn đề khó khăn lớn nhất mà các phương pháp phải đối mặt là độ nhạy của hệ thống thính giác của con người. Do hệ thống thính giác của con người nhạy cảm nên những đoạn thông tin bị nhiễu dễ dàng bị loại ra làm cho việc giấu tin gặp khó khăn.
Thông tin số đại diện của một file audio bao gồm các mẫu tín hiệu được lấy theo phương pháp lượng tử hóa và lấy mẫu theo thời gian. Định dạng thường xuyên được sử dụng để biểu diễn các tín hiệu audio chất lượng cao lượng tử 16 bit tuyến tính. Các file Windows Audio Visual (wav) sử dụng định dạng này . Tỷ lệ lấy mẫu theo thời gian quyết định biên vùng tần số. Tỉ lệ lấy mẫu thông thường nằm trong khoảng 8kHz đến 44.1 kHz. Khi tỉ lệ mẫu được tăng lên thì không gian dữ liệu dùng để giấu thông tin cũng tăng lên.
Kỹ thuật chèn vào các bit ít quan trọng
Cũng như các file text, phương pháp chèn vào các bit ít quan trọng cũng lưu trữ dữ liệu giấu vào trong các bit ít quan trọng của file audio. Ví dụ đối với file cần 16 bit để lưu mỗi mẫu thì có thể lưu vào 4 bit. Tuy nhiên, cũng như các file text, với kiểu lưu trữ này, thông tin giấu có thể rất dễ bị phát hiện và bị phá hủy. Việc lấy mẫu lại (resampling) và nhiễu do kênh truyền (chanel noise) có thể làm thay đổi thông tin giấu. Bên cạnh đó việc thay đổi các bit ít quan trọng trong file audio cũng có thể gây nên nhiễu có thể nhận ra được (audible noise). Thông tin có thể phá hủy bởi các phép nén, xén tin (cropping) hoặc chuyển số / tương tự , tương tự /số. Đây là một kỹ thuật rất đơn giản nhưng rất yếu vì vậy nhiều kỹ thuật giấu tin trong audio mới được nghiên cứu và phát triển.
Giấu tin trong video là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn. Nhiều kỹ thuật thủy vân trong ảnh có thể được áp dụng trong thủy vân video nhưng có một số ràng buộc do đặc tính của loại dữ liệu này. Thứ nhất, trong một số ứng dụng, việc nhúng thủy vân cần phải được thực hiện trong thời gian thực để truyền các tín hiệu video đi. Thứ hai, việc giới hạn băng thông cũng yêu cầu các thuật toán giấu vào dữ liệu video không được làm thay đổi kích thước của dữ liệu sau khi nhúng. Cuối cùng, các dữ liệu video thường được lưu ở dạng nén, thông thường dựa vào quá trình xử lý sự thay đổi ảnh từ khung hình này đến khung hình khác, vì vậy khi giấu cần đảm bảo rằng tin không quá dễ phát hiện ra bằng mắt thường. Dữ liệu video có thể được mô tả một cách tổng quát dưới hình sau:
(CÒN TIẾP)
Phương pháp cuối cùng của việc nhúng thủy vân được đưa ra ở đây là trên text. Một số tài liệu quan trọng cần phải nhúng thủy vân, chẳng hạn như di chúc, cheque, khế ước, hay các chứng thư tước vị. Cũng như file ảnh, việc nhúng các thông tin vào trong các tài liệu này phải được thực hiện sao cho không nhìn thấy được và là duy nhất để xác định tác giả hay chủ nhân. Nhiều kỹ thuật giấu tin trong text được thực hiện được dựa vào định dạng lưu trữ.
Text có thể được lưu trữ trên nhiều cách khác nhau và trong một số cách ta không thể nào giấu tin được. Chẳng hạn, nếu như file text được lưu theo định dạng ASCCI thì không có khoảng trống nào thuộc về tri giác để giấu tin để giấu tin vì vậy không thể nào giấu tin vào trong file này theo kiểu định dạng gốc như vậy. Một số các định dạng khác như PostScrip hay PDF có thể cho phép giấu tin. Các phương pháp giấu tin trong trong text chủ yếu việc điều chỉnh khoảng cách giữa các dòng hoặc giữa các từ trong văn bản hay là thay đổi kích thước font chữ của một từ trong văn bản. Hình 3.8 dưới đây minh họa cho một kỹ thuật giấu tin trong text.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: