MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ các sản phẩm phần mềm công khai mã nguồn (source code), được một nhóm người, một tổ chức hay được cộng đồng phát triển không vì mục đích thương mại. Do đó người dùng không phải trả bất kì chi phí nào, hơn thế nữa họ có quyền xem, sửa đổi, cải tiến, nâng cấp để sử dụng theo một số nguyên tắc chung quy định trong giấy phép phần mềm nguồn mở General Public Licence – GPL.
CMS (từ viết tắt của Content Management System - Hệ thống quản trị nội dung)
Là hệ thống dùng để quản lý nội dung bao gồm: văn bản, hình ảnh, video... được tổ chức một cách khoa học, ngăn nắp, và được cấp quyền truy cập với từng cá nhân. Ngoài ra nó còn bao gồm các công cụ giúp cho việc tìm kiếm, quản lý phiên bản phát hành thông tin, định dạng thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Các tờ báo báo điện tử hiện nay là một loại CMS, các cổng thông tin điện tử của chính phủ hiện cũng là CMS. Có rất nhiều hệ thống CMS trên thế giới. Một số dạng phổ thông và đơn giản có thể kể là: Joomla, Nuke, WordPress, Drupal, Mambo, Blog, Wiki... Tất cả những hệ thống kể trên đều là CMS mã nguồn mở.
Để làm được điều tương tự với Microsoft SharePoint hay IBM Lotus Notes... thì phải bỏ ra rất nhiều tiền bản quyền và chi phí phát triển.
Để duy trì một trang CMS cần ít nhất 2 nhóm để phát triển:
1. Một nhóm lo về phần nội dung, nhóm này không cần biết nhiều về kỹ thuật chỉ lo về phần soạn thảo và xuất bản thông tin. Tất nhiên nếu biết thêm về đồ họa thì sẽ rất tuyệt vời.
2. Nhóm còn lại lo về kỹ thuật, có nhiệm vụ cải thiện website để tăng tốc độ truy cập, liên tục sao lưu dự phòng để tránh làm mất mát dữ liệu, liên tục cập nhật các phiên bản vá lỗi để hạn chế các lỗ hổng bảo mật, tối ưu hóa tìm kiếm...
CMS là xu hướng chung của tất cả các website ngày nay. Nói theo dân gian thì sử dụng CMS là : Ngon - Bổ - Rẻ.
CMS trong tương lai sẽ được tích hợp vào các hệ thống ERP của doanh nghiệp. Các dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được công bố trực tiếp lên website mà không cần phải tốn nhiều công sức. Ví dụ một nhà máy họ vừa sản xuất ra một sản phẩm, sản phẩm này lập tức xuất hiện trên trang web về thương mại điện tử của nhà máy đó, thông tin về sản phẩm sẽ được lấy từ dữ liệu của phòng kỹ thuật, giá cả thì lấy từ phòng kinh doanh, các phương thức khuyến mãi lại được truy cập trực tiếp từ phòng marketing. Các báo cáo thuế của doanh nghiệp sẽ được xuất bản và gửi trực tiếp về phòng thuế…
Một hệ thống CMS là một hệ thống quản lý mọi thứ bởi vì tất cả đều là "nội dung đã được số hóa". Cái hay của một hệ thống là làm sao tổ chức và quản lý được những content phi cấu trúc và quản lý được nhiều loại thông tin.
IDG trong những năm vừa rồi có đề ra một concept mới gọi là EW (Enterprise Workspace / Enterprise Workplace) đây là một hệ thống tích hợp mọi công cụ cho doanh nghiệp bao gồm ERP, CRM, CMS,...
Doanh nghiệp sẽ có có một công cụ quản lý hết mọi hoạt động của mình. Đây là những hệ thống rất lớn tuy nhiên lại rất triệt để.
Joomla CMS
Joomla là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở số 1 thế giới hiện nay. Linh hoạt, đơn giản, thanh nhã, tính tuỳ biến rất cao và cực kỳ mạnh mẽ, đó là những gì có thể nói về Joomla! Được sử dụng ở trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Việc cài đặt Joomla! rất dễ dàng, đơn giản trong việc quản lý và đáng tin cậy.
Vị trí của Joomla trong hệ thống mã nguồn mở CMS
Trong số các hệ quản trị nội dung (CMS) phổ biến hiện nay, Joomla nổi bật lên như ứng viên sáng giá nhất. Hệ quản trị nội dung này hầu như chiếm lĩnh đa phần thị trường web sử dụng mã nguồn mở trên thị trường.
Joomla đang trên đà phát triển và ngày càng được mở rộng, hoàn thiện, Joomla sẽ là CMS mã nguồn mở số 1 thế giới. Tuy ra đời sau WordPress 2,5 năm nhưng Joomla đang nổi lên là sự lựa chọn số 1.
Kết quả về số lượng Download của Joomla, Drupal và Wordpress từ 2003 đến 2011 (Nguồn: Google Trend)
Chỉ sau một thời gian ngắn ra đời, cộng đồng sử dụng và phát triển Joomla đã lên tới hàng triệu thành viên và cũng chỉ trong 4 năm xuất hiện, Joomla đã làm nên một kỳ tích: 2 lần đạt giải nhất mã nguồn mở ứng dụng tốt nhất thế giới (2006, 2007).
Tỷ lệ người dùng Joomla đang chiếm đại đa số trên toàn cầu (Nguồn: Google Trend)
Trước tiên hãy tìm cùng tìm hiểu sơ qua hệ thống CMS này. Tiền thân của Joomla là Mambo, một sản phẩm của Miro. Năm 2002 song song với bản thương mại hóa Miro cho phát hành Mambo Open Source (gọi tắt là MOS chữ thường thấy trong mã nguồn Mambo và cả Joomla! cho đến tận năm 2008). Đến năm 2005, Mambo bước vào giai đoạn chín mùi và giành nhiều giải thưởng lớn như là "Giải pháp nguồn mở tốt nhất" và "Giải pháp hoàn hảo cho công nghiệp" tại Linux World. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8/2005 do bất đồng với Miro, tất cả thành viên trong nhóm phát triển Mambo đồng loạt rời công ty, lập ra nhóm “Open Source Matters”. Họ xây dựng thương hiệu mới “Joomla!” dựa trên Mambo và phát hành lại vào gần một tháng sau, Joomla 1.0 ra đời trong hoàn cảnh đó.
Từ đó đến nay Joomla liên tục được cải tiến đặc biệt là đã vá được các lỗi bảo mật. Bản Joomla! đầu tiên là 1.0.13 ra đời tháng 7/2007 ngoài ra thế hệ kế tiếp là Joomla 1.5 được bắt đầu phát triển từ cuối năm 2006, đến nay đang phát triển thế hệ Joomla 1.7.
Joomla thực sự dễ dùng. Giao diện quản trị (backend) bắt mắt, việc cài đặt các phần mở rộng chỉ đơn giản là tải lên và chạy chương trình cài đặt. Theo cấu trúc của Joomla! đơn vị dữ liệu cơ bản là content item (ở bản 1.5 đổi thành article) chứa trong category, bản thân category được chứa trong section. Như vậy dữ liệu trong Joomla tổ chức thành 3 cấp. Cách tổ chức này rất logic và không gây rắc rối cho người dùng mới. Dù vậy, Joomla không có nền tảng để hỗ trợ các kiểu dữ liệu phức tạp hơn. Một nhược điểm khác là Joomla được thiết kế dành cho người dùng cuối nên không cung cấp nhiều phương tiện can thiệp vào hoạt động bên trong.
-Nhóm phát triển Joomla luôn quan niệm “open source does matter”, họ từng lên án các phần mở rộng (extension) viết cho Joomla mà không cung cấp theo giấy phép GPL, cho dù đó là sản phẩm thương mại hay miễn phí. Trong các sản phẩm bị chỉ trích có cả SMF, một diễn đàn được dùng khá phổ biến kèm với Joomla (và kết quả là bridge cho Joomla bị xóa bỏ khỏi trang download của SMF). Hiện nay, vấn đề này được giải quyết với các sản phẩm viết từ đầu bằng cách cung cấp song song theo GPL và giấy phép khác (như MIT chẳng hạn).
Các phiên bản hiện tại của Joomla
Hiện Joomla có 2 dòng phiên bản chính
Joomla 1.5.x và Joomla 1.7.x
Phiển 1.6.x ra đời và tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó chuyển lên 1.7.x . Hai phiên bản này có cùng cấu trúc mã nguồn nên các thành phần mở rộng hầu như tương thích nhau và cài đặt tốt ở cả 2 phiên bản.
Phiên bản 1.5.x và 1.7.x có sự khác biệt lớn về cấu trúc, do đó khi cài đặt các thành phần mở rộng (Extensions) bạn cần chú ý đến phiên bản mà nó hỗ trợ để tránh cài đặt nhầm phiên bản. Cả 2 phiên bản này vẫn được cộng đồng Joomla tiếp tục phát triển.
Hiện tại phiên bản 1.5.x vẫn được sử dụng nhiều hơn vì có nhiều extensions hơn. Nhưng cấu trúc của Joomla 1.7.x được tối ưu hơn nhất là đối với các website có sử dụng đa ngôn ngữ và phân quyền người dùng phức tạp.
Xu hướng phát triển
Mã nguồn mở ở Việt Nam vẫn đang là xu thế mới. Nhu cầu về nguồn nhân lực Mã nguồn mở vẫn đang là cấp thiết. Hiện nay tại các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam số lượng máy chủ Linux (Redhat, Fedora, Debian, … ) như Linux (như FreeBSD, Sun Solaris) và các ứng dụng mã nguồn mở (Apache, MySQL, Firefox, BIND,…) ngày càng được lựa chọn vì đặc tính ưu việt của nó: bảo mật và ổn định, linh hoạt và uyển chuyển. Một lý do quan trọng khiến cho doanh nghiệp muốn sử dụng các sản phẩm mã nguồn mở là chi phí sử dụng và bảo trì thấp (rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và đặc biệt là không phải lo chuyện vi phạm bản quyền, một lý do có thể gây nên sự hạn chế hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.
Thêm vào đó thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển vì vậy nhu cầu phát triển các website trên nền tảng mã nguồn mở là rất cấp thiết. Thực tế cho thấy số lượng các website được viết trên nền PHP, Perl giao tiếp với máy chủ web Apache và hệ cơ sở dữ liệu MySQL ngày càng phổ biến. Ngoài ra, khi tham gia và sử dụng phân phối sản phẩm mã nguồn mở các doanh nghiệp có thể hòa vào một cộng đồng mã nguồn mở trên toàn thế giới mà phát triển mạnh mẽ nhất là tại châu Á. Đó cũng là một trào lưu lớn ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời từ môi trường này việc phát triển, cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ mã nguồn mở cũng như tạo dựng danh tiếng đã đem lại cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi nhuận.
Ai sử dụng Jomla?
Khi nói đến Joomla, nhiều người nghĩ rằng hệ quản trị nội dung mã nguồn mở này chỉ phù hợp với các đơn vị có qui mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp, trường học, các tổ chức xã hội có qui mô lớn đã rất thành công trong việc sử dụng Joomla để xây dựng website phục vụ kinh doanh hay hoạt động của đơn vị mình.
* Đây chỉ là một vài ví dụ về những trang web Trên Thế Giới Sử dụng Joomla:
-MTV Networks Diễn (mạng xã hội) - http://www.quizilla.com
- IHOP (chuỗi nhà hàng) - http://www.ihop.com
- Đại học Harvard (Giáo dục) - http://gsas.harvard.edu
- Citibank (Tài chính tổ chức mạng nội bộ) - Không truy cập công cộng
- Các Maven Green (Eco-nguồn lực) - http://www.greenmaven.com
- Nhiếp ảnh gia ngoài trời(Magazine) http://www.outdoorphotographer.com
- PlayShakespeare.com (văn hóa) - http://www.playshakespeare.com
- Senso nội thất (Furniture thiết kế) - http://www.sensointeriors.co.za
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: