(Bài viết)
Phương pháp làm việc của từng cá nhân sẽ hình thành dần lên “đặc trưng” phong cách của doanh nghiệp. Vì vậy để có động lực làm việc “bền bỉ” lâu dài thì cần có một phương pháp làm việc phù hợp trên nền tảng các điều “cơ bản” vững chắc như đã đề cập ở trên. Tôi xin chia sẻ mộ phương pháp để chúng ta cùng tham khảo, tạo gọi là phương pháp POWER.
P.O.W.E.R là viết tắt từ các thành phần của phương pháp này: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink/Relax.
- Prepare (Chuẩn bị): nếu tất cả các công việc chúng ta luôn dành thời gian chuẩn bị trước, chắc chắn sẽ tốt hơn nếu không có sự chuẩn bị. Thomas Edison đã nói rằng: “Thiên tài là người có tài chuẩn bị trước”.
- Organize (Sắp xếp): Sắp xếp có tổ chức. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thì việc sắp xếp hết sức dễ dàng và để chúng ta sẵn sàng ứng phó với tất cả những thay đổi xảy ra.
- Work (Làm việc): Giờ thì chúng ta sẽ thực hiện những việc mà chúng ta đã chuẩn bị và lên kế hoạch, sắp xếp chi tiết.
- Evaluate (Đánh giá): Ngoài hệ thống đánh giá khách quan và công bằng của nhà quản lý nhân sự, chúng ta còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như chất lượng công việc của chính mình. Chỉ có chúng ta tự đánh giá với một thái độ trung thực, chúng ta mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để hoàn thiện bản thân hơn.
- Rethink (Nhìn nhận lại lần nữa): Luôn biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi chữ R còn là viết tắt của từ Relax nghĩa là giải lao, giải trí, một hoạt động cũng không kém phần quan trọng sau thời gian làm việc.
Phương pháp làm việc này rất đơn giản, nhưng để làm được những việc khó và phức tạp hơn trước hết chúng ta cần bắt đầu từ những việc dễ dàng, đơn giản vì chúng ta vẫn thường thất bại hoặc gặp “sự cố” từ những việc rất đơn giản, quá quen thuộc với chúng ta khiến chúng ta chủ quan và sai lầm trong công việc hàng ngày.
Tạo động lực làm việc của một tổ chức không chỉ phụ thuộc vào con đường một chiều “từ trên xuống” mà còn cần phải nắm rõ những điều cơ bản hình thành nên tổ chức. Đó là: người quản lý phải có được uy tín trước nhân viên của mình; sự tin tưởng giữa nhân viên-tổ chức, tổ chức-nhân viên; áp dụng phương pháp P.O.W.E.R cho bản thân của mỗi người. Có như thế, động lực mới được kiến tạo, sự sáng tạo trong công việc của mỗi cá nhân dần được phát triển, niềm đam mê và nhiệt huyết được thổi bùng và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức ngày càng vững mạnh.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: