Với toàn cầu hoá và tiến bộ trong công nghệ thông tin, nhiều thứ đang thay đổi vì “cách mới” để làm kinh doanh đang thay thế cho “cách cũ”. Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng trong Thời đại Thông tin này, sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thời kì ổn định nữa. Mọi doanh nghiệp sẽ chuyển từ thay đổi này sang thay đổi khác do cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ và chỉ những doanh nghiệp tốt nhất mới sống còn. Điều này sẽ xảy ra ở MỌI ngành công nghiệp, không chỉ với những ngành về công nghệ. Mọi công ti sẽ đối diện với các vấn đề như hợp nhất, giải thể, gộp, mua, và phá sản bởi vì thay đổi là một phần của thế giới toàn cầu hoá. Vẫn còn đi trước thay đổi thay vì bị nó tác động, MỌI người quản lí đều phải hiểu công nghệ thông tin bởi vì DẪN LÁI cho thay đổi là CÔNG NGHỆ.
Khi thế giới ngày càng được kết nối, có nhiều cơ hội hơn để đưa nhiều người, nhiều khách hàng, nhiều doanh nghiệp, nhiều ý tưởng, nhiều phát kiến và nhiều thay đổi vào vì công nghệ sẽ làm tăng tốc thay đổi. Chẳng hạn, sáu mươi năm trước chỉ các công ti lớn mới có máy tính lớn và chỉ vài nhà khoa học mới biết cách dùng nó. Với phát minh ra máy tính cá nhân, mọi công ti có thể để máy tính vào bàn của mọi công nhân và nhiều người có thể biết cách dùng nó để cải tiến năng suất và hiệu quả của họ. Bây giờ phần lớn các công nhân đều có máy tính riêng của họ bên trong túi và điện thoại thông minh sẽ làm cho mọi sự xảy ra nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Hiện thời nhiều công ti KHÔNG biết phải làm gì với thông tin sẵn có. Có khối lượng lớn thông tin sẵn có trên Internet mà có thể được dùng cho ưu thế của họ chỉ với vài cú bấm chuột. Vấn đề là bao nhiêu người lãnh đạo công ti quen thuộc với công nghệ thông tin? Bao nhiêu người quản lí thực sự hiểu xu hướng toàn cầu hoá và cạnh tranh thị trường? Bao nhiêu người trong họ biết cách dùng thông tin này cho ưu thế của họ? Người lãnh đạo công ti là người đặt ra phương hướng và hướng dẫn công ti nhưng không có tri thức đúng, họ không thể dự đoán được thay đổi và điều chỉnh phương hướng công tin để vẫn còn tính cạnh tranh để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, hàng triệu công ti đã sụp đổ, nộp đơn xin phá sản vì họ không thể cạnh tranh được.
Thay đổi nghĩa là bỏ cách thức cũ và chấp nhận cách thức mới để làm kinh doanh. Điều đó KHÔNG thoải mái, điều đó KHÔNG dễ dàng nhưng không có thay đổi với xu hướng thị trường, công ti KHÔNG thể sống còn được. Không ai thích thay đổi nhưng trong thế giới đang thay đổi này, điều đó KHÔNG phải là tuỳ chọn. Không lâu trước đây nhiều thư kí đã phải học dùng máy tính mặc dầu họ rất giỏi máy chữ. Họ không thích điều đó nhưng họ phải học điều mới để giữ việc làm. Khi cửa hàng trực tuyến mở ra, hàng triệu cửa hàng bán lẻ nhỏ đóng cửa vì nhiều người hơn đang mua trực tuyến và thị trường cho trực tuyến phát triển nhanh. Cùng điều này xảy ra khi điện thoại di động thay thế cho điện thoại có dây và mọi người phải mang điện thoại theo mình và thường xuyên bị gián đoạn. Họ không thể có cớ là họ không ở văn phòng để trả lời điện thoại. Ngày nay nhiều người phải học dùng điện thoại thông minh vì công nghệ đang thay đổi nhanh. Điều đó nghĩa là họ phải làm việc bất kì chỗ nào họ đi và vào bất kì khi nào. Với công nghệ mọi người phải bỏ điều họ thoải mái và học cái gì đó mới.
Để quản lí công ti trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, người lãnh đạo phải hướng dẫn công nhân qua thay đổi. Điều đó nghĩa là họ trước hết phải dùng công nghệ thông tin và điều nó làm; rồi họ phải phát triển tri thức nào đó để dùng nó tận dụng ưu thế của chúng. Họ cũng phải loại bỏ nỗi sợ thay đổi trong công nhân và hướng dẫn công ti qua những thay đổi. Người lãnh đạo công ti phải nhận ra rằng công nhân sẽ chống lại thay đổi nhưng là người lãnh đạo, họ phải dùng hướng dẫn đúng để giúp công nhân học chấp nhận thay đổi. Trong thế giới toàn cầu hoá này, cạnh tranh là dữ dội và thay đổi là một phần của cạnh tranh. Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ bị loại bỏ, nếu bạn không điều chỉnh, bạn sẽ thua. Chẳng hạn, ba mươi năm trước, Mĩ kiểm soát thị trường điện tử tiêu thụ với các thương hiệu nổi tiếng như RCA, GE, và Motorola v.v. nhưng bị mất thị trường này cho Nhật Bản vì họ không thể thay đổi đủ nhanh. Nhiều người lãnh đạo Mĩ đã quen thuộc với công nghệ tương tự nhưng không quen với công nghệ số thức. Trong những năm 1980 và 1990, phần lớn thiết bị điện tử tiêu thụ như ti vi, radio và trang thiết bị stereo tất cả đều được chế tạo tại Nhật Bản bởi các thương hiệu như Sony, Panasonic, và Hitachi v.v. Bắt đầu những năm 2000 và 2010, công nghệ lại thay đổi và kiểm soát thị trường dịch sang Hàn Quốc và Đài Loan với các thương hiệu như Samsung, LG, HTC, Asus, và Acer v.v. Điều gì sẽ xảy ra tiếp? Việc đó tuỳ vào ai có thể thay đổi ĐỦ NHANH để giữ đi trước về công nghệ.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: