Trong lịch sử khoa học - kỹ thuật từ trước tới nay chưa có một lĩnh vực khoa học nào, một phát minh khoa học - công nghệ nào lại có tác động to lớn như công nghệ thông tin. Nó được sử dụng ở mọi lĩnh vực, đến từng gia đình, từng con người, gây ra những thay đổi sâu sắc về phong cách hoạt động của mọi đối tượng từ các khối liên minh tới từng quốc gia và từng người dân.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin đãtạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động. Từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập của xã hội và con người. Theo Ngân hàng thế giới, tiến trình toàn cầu hoá với các nước đang phát triển giữ vai trò trung tâm sẽ giúp thu nhập thế giới trong 25 năm tới tăng nhanh hơn so với giai đoạn 1980 – 2005, đưa tổng giá trị GDP toàn cầu tăng từ 35.000 tỉ USD năm 2005 lên 72.000 tỉ USD vào năm 2030(4). Đồng thời, sự phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ vừa làm cho các lĩnh vực sản xuất, các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp gia tăng và mở rộng, vừa tạo điều kiện cho con người tham gia sâu rộng vào các hoạt động, các quan hệ xã hội. Tất cả những điều đó tác động thuận lợi đến sự phát triển đạo đức. Tác động này thể hiện cả trên bình diện xã hội, cả trên bình diện cá nhân.
Công nghệ thông tin là tác nhân trực tiếp giúp rút ngắn quy trình và mở rộng đầu tư sản xuất. Vốn khổng lổ và kích cỡ lớn không thành vấn đề nữa và rào chắn cho cạnh tranh đang tan biến nhanh chóng. Qui tắc toàn cầu mới nêu ra điều kiện rằng kẻ nhanh sẽ đánh bại kẻ chậm và sự mau lẹ sẽ thâu tóm thị trường. Để nhanh và mau lẹ, công ti phải dùng công nghệ. Chẳng hạn, phải mất 3 giờ để lắp ráp một điện thoại thông minh dùng công nhân kĩ năng thấp trong dây chuyền sản xuất. Một robot có thể làm điều đó trong 16 phút và với chất lượng tốt hơn. Cơ xưởng được tự động hoá đầy đủ dùng các robot có thể tạo ra một nghìn điện thoại thông minh trong một giờ nhưng phải mất 2 ngày cho một dây chuyền lắp ráp với hàng trăm công nhân thủ công để tạo ra cùng số lượng. Kết quả là hiển nhiên và đó là lí do tại sao tự động hoá và robot là chiều hướng mới trong công nghiệp chế tạo ngày nay.
Khi chúng ta bước vào thế kỉ 21, toàn cầu hoá làm thay đổi nhiều thứ. Trong "thế giới phẳng" này cạnh tranh là dữ dội. Cách duy nhất một nước có thể duy trì vị trí của nó là dùng công nghệ để có được ưu thế của nó. Phát kiến có thể tạo ra các ngành công nghiệp mới và nhiều việc làm hơn. Chẳng hạn, máy tính cá nhân cho sinh thành ra các công ti như Apple, Microsoft, Google, Facebook v.v., và những công ti này đang thuê hàng triệu công nhân công nghệ. Ba mươi năm trước, Apple chỉ là một công ti nhỏ được hai thanh niên tạo ra trong ga ra xe hơi của bố mẹ họ. Ngày nay Apple là công ti lớn nhất và sinh lời nhất trên thế giới. Google bắt đầu với một khoản vay nhỏ vài nghìn đô la nhưng ngày này công ti này trị giá trên $170 tỉ đô la.
Chính việc đẩy mạnh quá trình cạnh tranh kinh tế: Những người đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ sẽ thu được nhiều lợi nhuận, lợi nhuận siêu ngạch so với những người khác. Vì vậy mà mặc dù, tổng thu nhập xã hội tăng lên nhanh chóng, nhưng phân phối lại không đồng đều, kết cục dẫn đếnsự phân cực giàu nghèo ngày một sâu sắc.Theo Báo cáo về phát triển con người năm 1999 của UNDP, mức chênh lệch về thu nhập giữa 20% dân số thế giới sống ở các nước giàu nhất và 20% dân số thế giới sống ở các nước nghèo nhất đã tăng từ 30/1 năm 1960 lên 74/1 năm 1997(5). Theo Ngân hàng thế giới, năm 2006, tổng số người nghèo ở châu á là 1,9 tỷ, trong khi đó, tổng số người giàu (1triệu USD trở lên) chỉ là 9,5 triệu.. Điều đó vừa làm gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng tại các quốc gia đang phát triển, vừa làm gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia phát triển với các quốc gia đang phát triển. Đối lập quá mức giữa giàu nghèo, bất bình đẳng, thất nghiệp,… đó chính là điều kiện kinh tế, xã hội dẫn tới sự thù hận, bạo lực, các tệ nạn xã hội, nghĩa là dẫn tới sự xuống cấp đạo đức trong xã hội hiện đại.
Ngày nay với công nghệ tiên tiến, bất kì cái gì có thể được tự động hoá sẽ được tự động hoá, điều đó nghĩa là nhiều việc làm sẽ tiếp tục biến mất. Về căn bản việc làm lao động thủ công và việc làm văn phòng sẽ bị xoá bỏ nhưng đồng thời nhiều việc làm hơn trong công nghệ sẽ được tạo ra.
Mặc dầu công nghệ làm giảm nhu cầu về việc làm lao động, đặc biệt ở những kĩ năng thấp hơn nhưng khi thời gian trôi đi, nhiều kĩ năng cao hơn sẽ bị xoá bỏ nữa khi công nghệ tiếp tục tiến bộ. Nhiều người không tin điều đó, cũng như họ đã không thấy robots có thể làm việc làm tốt hơn con người trong chế tạo, xây dựng và văn phòng. Ngay cả ngày nay nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ việc làm lao động là có nguy cơ nhưng việc làm văn phòng cũng đang bị tác động nữa. Chẳng hạn, hệ thống trả lời điện thoại đã thay thế cho nhiều nhân viên điện thoại và người tiếp tân. Hệ thống tổ chức hồ sơ đã thay thế cho nhiều thư kí hồ sơ và phần mềm xử lí văn bản đã thay thế nhiều thư kí đánh máy. Vài năm trước, không ai nghĩ robots có thể thay thế các phóng viên, người viết bài cho báo chí nhưng ngày nay 35% tin tức được robot viết. Nhiều tờ báo đang dùng phần mềm viết tự động để lấy tin tức nhanh hơn, đặc biệt với những báo trực tuyến và giảm số người viết và phóng viên. Người ta dự đoán rằng trong vòng 5 năm, 75% tin tin sẽ được viết bởi robots điều đã tạo ra hoảng sợ trong các sinh viên học làm phóng viên. Ngay cả một số việc làm giám sát cũng đang được thực hiện bởi robots dùng công nghệ videos và lasers để giám sát và đo công việc được thực hiện trong nhà kho và cơ xưởng. Xu hướng tự động hoá đã bắt đầu ở Mĩ rồi chuyển sang châu Âu và châu Á vì các công ti nhắm tới hiệu quả cao hơn và dịch vụ nhanh hơn. Tất nhiên kết quả là thảm hoạ với nhiều công nhân.
Tác động của tự động hoá đã tạo ra nhiều phản đối của công nhân về vấn đề thay thế lao động con người bằng máy ít tốn kém hơn nhưng điều đó không thay đổi được gì vì các công ti tiếp tục tăng tự động hoá và giảm công nhân. Cùng điều này đã xảy ra từ hơn một thế kỉ trước khi động cơ hơi nước được phát minh để được dùng trong khai mỏ và vận tải thuyền. Vào thời đó công nhân sợ mất việc làm, đã đốt những động cơ này và đe doạ giết những người phát minh nhưng điều đó đã không dừng được cuộc cách mạng công nghiệp. Nhiều nhà phát minh và nhà khoa học bỏ châu Âu và sang Mĩ để bắt đầu các công ti động cơ hơi nước riêng của họ và đã bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Điều đó đã mở ra những cơ hội mới và đã đem tới thịnh vượng cho Mĩ. Dường như lịch sử đang lặp lại bản thân nó với công nghệ thông tin: Khi công nhân ô tô phản đối tự động hoá trong cơ xưởng, nhiều công ti xe hơi bỏ Detroit để sang bang khác và xây dựng lại cơ xưởng hiện đại mới với công nghệ robot tiên tiến để xây dựng ô tô tốt hơn, chất lượng cao hơn. Ngày nay Detroit là một thành phố phá sản với số lớn công nhân ô tô thất nghiệp và không có tương lai. Theo một lí thuyết doanh nghiệp, lao động là chi phí cao nhất của công ti và nó bao giờ cũng tăng với thời gian vì công nhân liên tục đòi tăng lương. Để tăng lợi nhuận, các công ti phải hạ thấp chi phí của họ bằng việc áp dụng công nghệ để giảm công nhân con người để giữ cho chi phí còn được kiểm soát. Từ cảnh quan doanh nghiệp, công ti được tạo ra để làm ra lợi nhuận cho người chủ, càng nhiều lợi nhuận càng tốt cho nên họ sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm để đạt tới mục đích đó.
Truyền thông, đặc biệt là viễn thông (telecommunication) là một thành tựu kỳ diệu của khoa học - công nghệ hiện đại. Vai trò và tiện ích của nó là điều hiển nhiên không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tuy vậy, trên bình diện văn hoá, đạo đức, ít ra vẫn có hai điều đáng lo ngại dưới tác động của thành tựu kỳ diệu này.
Do có ưu thế vượt trội trong việc cung cấp thông tin, truyền thông đại chúng thường bị lạm dụng trong việc đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người với ngoại giới. Thay vì tham gia trực tiếp vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh động, con người ngồi lỳ hàng giờ trước màn hình ti vi hoặc vi tính, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua một thế giới ảo. Cái thế giới ảo ấy thực sự có ích, khi nó không tiêu tốn quá mức thời gian của con người. Còn trong trường hợp ngược lại thì, nó trở thành một thứ phản tác dụng, đặc biệt là với trẻ em. Những nghiên cứu thực nghiệm đối chứng ở Mỹ đã cho thấy, những trẻ em xem ti vi nhiều thường kém phát triển trí tưởng tượng hơn những trẻ em ít xem ti vi. Về mặt tâm lý, điều đó cản trở sự phát triển tình cảm ở trẻ em. Tình cảm chính là cơ sở tâm lý của quan hệ và hành vi đạo đức. Con người xa lánh con người, không biết đến bổn phận đối với người khác, đối với xã hội là con người kém phát triển về mặt tình cảm. Một trong những hiện tượng xuống cấp đạo đức trong xã hội hiện đại là sự suy giảm tình cảm đạo đức biểu hiện ở tính ích kỷ và chứng vô cảm về mặt xã hội của con người. Điều đó có nguyên nhân từ cơ chế thị trường, nhưng cũng có nguyên nhân từ sự lạm dụng và không làm chủ được các thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ.
Trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện và hoạt động của mạng Internet trên phạm vi toàn cầu, nhân loại lại phải đối mặt với một tình huống đạo đức khó giải quyết. Cũng như truyền thông nói chung, Internet xúc tiến sự giao tiếp giữa người và người, góp phần tạo ra tiếng nói chung và sự hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm và tinh thần hữu nghị. Nhưng một khi không có cơ chế và một thái độ tích cực đối với việc quản lý thì mặt trái của Internet lập tức thể hiện tác dụng. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều quốc gia không quản lý được hoạt động của thông tin trên Internet. Những văn hoá phẩm độc hại được đưa vào mạng và tác động tiêu cực đến sự phát triển đạo đức ở hàng loạt quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phương Đông. Lo ngại về tình trạng này, ngay ở Autralia, một vài học giả đã lên tiếng đòi đình chỉ hoạt động của Internet. Làm sao có thể đình chỉ được sự hoạt động của một thành tựu khoa học - công nghệ kỳ kiệu như Internet; đòi hỏi trên chẳng qua chỉ là sự cảnh báo và nhắc nhở trách nhiệm của xã hội và con người đối với sự sáng tạo và sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, mà khách quan, chúng luôn có xu hướng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người.
Công nghệ thông tin là con dao hai lưỡi; nó có thể được dùng để có ưu thế hay để bị yếu thế. Không có hướng dẫn đúng, nó có thể có tính phá huỷ.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: