Để việc truyền-nhận thông tin trên giảng đường hiệu quả, cố gắng của giảng viên là chưa đủ, cần có sự hợp tác từ phía học viên/sinh viên.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đưa ra một số kĩ thuật minh họa cho một số tình huống xảy ra, không phải là cách tốt nhất, nhưng việc vận dụng cũng rất hiệu quả:
1) Gắn các ví dụ, lĩnh vực thực tiễn với bài học
Ví dụ: để trình bày khái niệm "Thiết kế" và" triển khai" trong công nghệ thông tin, ở mức độ tổng quan, có thể lấy ví dụ tương đồng trong ngành xây dựng:
+ Bản vẽ nhà là bản vẽ "thiết kế"
+ Dựa vào bản vẽ nhà để "thi công" tương ứng với "triển khai" trong công nghệ thông tin
Để làm được điều này, đòi hỏi có sự hiểu biết về lĩnh vực đang trình bày và lĩnh vực có liên quan và kết hợp được chúng là cả một nghệ thuật trong quá trình truyền đạt thông tin, làm cho người nghe, người học dễ tiếp thu kiến thức, thông tin mới hơn, đồng thời làm cho bài học, bài giảng không bị khô khan, nhàm chán.
2) Đặt các câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận, để người học chú ý, quan tâm, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức mới
3) Ngoài các bài tập giảng viên đưa ra, đề nghị học viên tự tìm thêm, sưu tầm các bài tập hay, các bài tập có liên quan đến phần kiến thức mới vừa tiếp thu. Ví dụ với chủ đề “dự báo”, đề nghị người học sưu tầm, tìm thêm các bài toán dự báo khác trong doanh nghiệp: dự báo cho ai? dự báo những gì? …
4) ...
Nguyễn Quang Ánh
(Bài viết)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: