Máy trạng thái hữu hạn FSMs (Finite State Machines) được sử dụng rộng rãi để mô hình hành vi hệ thống. Mô hình này bao gồm các trạng thái, các hành động, các chuyển tiếp và được trình bày bởi một sơ đồ trạng thái. Có rất nhiều loại máy trạng thái, Máy trạng thái hữu hạn đơn định và máy trạng thái hữu hạn không đơn định. Máy trạng thái hữu hạn có thể được sử dụng để mô hình ứng dụng tương tác. Thông thường, khi một ứng dụng tương tác được mô phỏng theo một máy trạng thái hữu hạn đơn định, nó được thể hiện bằng một bộ-sáu thành phần <S, X, Y, T, F, L), trong đó:
- S là một tập hợp hữu hạn các trạng thái,
- X là một tập hợp hữu hạn các yếu tố đầu vào,
- Y là một tập hợp hữu hạn các kết quả đầu ra,
- T là một hàm chuyển tiếp trạng thái S x X->S,
- F là trạng thái ban đầu của hệ thống,
- L là tập hợp các trạng thái kết thúc.
Một trong những vấn đề về mô hình ứng dụng tương tác với máy trạng thái là vấn đề bùngnổ trạng thái. Điều này là do số lượng lớn cáchành động của người dùng và các giá trị đầu vào. Có một số phương pháp mở rộng máy trạng tháihữu hạn để đối phó với vấn đề đó. Nhìn chung, các phương pháp nàycho phép đơn giản hóa sơ đồ trạng thái chuyển tiếp vàtập trung vào khía cạnh có liên quan nhiều trạng thái.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: