Ngày nay các công nghệ đang nổi lên nhưng ít người hiểu tác động của nó. Kết quả là, việc phát triển trong công nghệ thường xuất hiện như là các biến cố không liên quan và ít người để ý. Tuy mọi người có chú ý tới thay đổi kinh tế hay thăng giáng thị trường nhưng ít người hiểu rằng những thay đổi này có nguyên nhân bởi công nghệ. Để hiểu thay đổi thị trường tương lai và tác động kinh tế của nó, bạn phải nhìn vào công nghệ trước hết.
Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng thế giới ngày nay đang nhỏ dần lại khi biến cố kinh tế ở chỗ này có thể tác động lên chỗ khác nhanh chóng. Kinh tế ổn định trong các nước đã phát triển qua rồi khi các qui tắc kinh doanh cũ không còn hợp thức. Vốn khổng lổ và kích cỡ lớn không thành vấn đề nữa và rào chắn cho cạnh tranh đang tan biến nhanh chóng. Qui tắc toàn cầu mới nêu ra điều kiện rằng kẻ nhanh sẽ đánh bại kẻ chậm và sự mau lẹ sẽ thâu tóm thị trường. Để nhanh và mau lẹ, công ti phải dùng công nghệ. Chẳng hạn, phải mất 3 giờ để lắp ráp một điện thoại thông minh dùng công nhân kĩ năng thấp trong dây chuyền sản xuất. Một robot có thể làm điều đó trong 16 phút và với chất lượng tốt hơn. Cơ xưởng được tự động hoá đầy đủ dùng các robot có thể tạo ra một nghìn điện thoại thông minh trong một giờ nhưng phải mất 2 ngày cho một dây chuyền lắp ráp với hàng trăm công nhân thủ công để tạo ra cùng số lượng. Kết quả là hiển nhiên và đó là lí do tại sao tự động hoá và robot là chiều hướng mới trong công nghiệp chế tạo ngày nay.
Đã có nhiều cuộc tranh cãi về tác động của công nghệ lên kinh tế toàn cầu. Nhiều nhà kinh tế lên tiếng về ý kiến của họ rằng chúng ta không nên phát triển công nghệ tiên tiến như robotics vì chúng sẽ đẩy con người ra khỏi công việc và làm tăng thất nghiệp. Điều các nhà kinh tế đã không hiểu là mặc dầu robot sẽ đẩy một số người ra khỏi công việc nhưng chúng cũng sẽ tạo ra những cơ hội việc làm mới với trả lương cao hơn mà có thể cải tiến nền kinh tế tốt hơn, hiệu quả hơn những việc làm thủ công bị thay thế.
Nếu chúng ta nhìn lại trong lịch sử, chúng ta có thể để ý rằng trong năm 1946, đã có những nhà kinh tế tranh cãi rằng Mĩ không nên phát triển máy tính bởi vì điều đó có thể làm cho con người ngừng học tập vì máy tính sẽ "nghĩ" hộ họ. Đã có một bài báo được một nhà kinh tế nổi tiếng viết phản đối việc phát triển máy tính, đặc biệt công kích IBM, công ti máy tính lớn nhất thời đó. Bây giờ chúng ta biết rằng máy tính đã thay thế các công nhân như những người làm việc trong văn phòng, các kế toán viên, thư kí, người đánh máy v.v. nhưng đáp lại, nó cũng đã tạo ra số lớn các kĩ sư phần cứng, người phát triển phần mềm và thúc đẩy ngành công nghiệp mới đem lại nhiều giầu có cho kinh tế Mĩ và tạo ra việc làm trả lương cao cho hàng triệu công nhân.
Khi chúng ta bước vào thế kỉ 21, toàn cầu hoá làm thay đổi nhiều thứ. Trong "thế giới phẳng" này cạnh tranh là dữ dội. Cách duy nhất một nước có thể duy trì vị trí của nó là dùng công nghệ để có được ưu thế của nó. Phát kiến có thể tạo ra các ngành công nghiệp mới và nhiều việc làm hơn. Chẳng hạn, máy tính cá nhân cho sinh thành ra các công ti như Apple, Microsoft, Google, Facebook v.v., và những công ti này đang thuê hàng triệu công nhân công nghệ. Ba mươi năm trước, Apple chỉ là một công ti nhỏ được hai thanh niên tạo ra trong ga ra xe hơi của bố mẹ họ. Ngày nay Apple là công ti lớn nhất và sinh lời nhất trên thế giới. Google bắt đầu với một khoản vay nhỏ vài nghìn đô la nhưng ngày này công ti này trị giá trên $170 tỉ đô la.
Điều quan trọng là khuyến khích robotic thay vì lo nghĩ về việc làm bị mất bởi các robot. Robotics là ngành công nghiệp mới mà có thể tạo ra nhiều việc làm hơn. Chẳng hạn, robot phải được lập trình bởi người phát triển phần mềm và theo một số ước lượng, ngành công nghiệp robotics sẽ cần trên 1.2 triệu người phát triển trong mười năm tới. Thay vì lo nghĩ rằng robots sẽ lấy mất việc làm lao động thủ công, tốt hơn cả là lo nghĩ rằng hệ thống giáo dục hiện thời không thể phát triển đủ người phát triển phần mềm để đáp ứng cho nhu cầu mới này. Không có người phát triển phần mềm, ngành công nghiệp robotics sẽ không phát đạt.
Vì robotics tương lai sẽ bao gồm tương tác phức tạp giữa robots và con người, nó sẽ cần nhiều kĩ sư hơn, nhiều nhà khoa học hơn, và nhiều người phát triển phần mềm hơn bao giờ. Nếu công nghiệp máy tính cá nhân đã tạo ra giầu có cho những người như Bill Gates, Steve Jobs, và Mark Zuckerberg thì ngành công nghiệp robotics cũng sẽ tạo ra các nhà doanh nghiệp tương tự giống họ. Họ là ai còn chưa được biết tới vào lúc này nhưng tôi chắc sẽ có một số người. Nếu công nghệ thông tin đã tạo ra các công ti như Apple, Microsoft, Google thì ngành công nghiệ Robotics cũng sẽ tạo ra các công ti như vậy hay có thể lớn hơn. Cuộc đua phát triển Microsoft hay Google tiếp trong robotics đã bắt đầu; ai sẽ là người thắng vẫn còn chưa được biết tới.
Ngày nay châu Âu và Nhật Bản có sự hỗ trợ mạnh của chính phủ cho robotics. Cộng đồng châu Âu và các thành viên của nó đã chi trên $1.2 tỉ đô la một năm cho nghiên cứu liên quan tới robotics; Hàn Quốc đã chi trên $800 triệu đô la và Nhật Bản trên $400 triệu. Vì tất cả họ đều thấy rằng ích lợi kinh tế của việc có lãnh đạo trong công nghệ mới này là bản chất. Một quan chức chính phủ giải thích: “Ấn Độ đang hội tụ vào phần mềm; Trung Quốc đang hội tụ vào chế tạo, cả hai nước này đang đầu tư vào công nghệ ngày nay. Chiến lược của chúng tôi đang hội tụ vào công nghệ tương lai bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục của chúng tôi để phát triển nhiều kĩ sư hơn, nhiều nhà khoa học hơn trong robotics. Chúng tôi đang lập kế hoạch để cạnh tranh trong tương lai gần.”
Sự kiện thú vị về việc làm robots là ở chỗ họ có thể bắt được tưởng tượng của hầu hết bất kì đứa trẻ nào. Bằng việc hội tụ vào robotics, có thể khuyến khích nhiều thanh niên học về công nghệ. Hình dung rằng một thầy giáo đem một con robot vào lớp học. Tôi chắc mọi học sinh trẻ đều sẽ kích động. Thầy giáo có thể giải thích cho học sinh rằng nếu chúng muốn xây dựng robots, chúng phải học toán học, vật lí, và khoa học máy tính. Cái gì sẽ là động cơ tốt hơn để làm cho trẻ em làm ra robots mà có thể làm mọi thứ dựa trên lệnh của chúng?
Phần lớn robots tương lai sẽ không ở dưới dạng phần cứng mà thay vào đó ở phần mềm. Để thúc đẩy robotics, điều tốt nhất là bắt đầu với giáo dục phần mềm. Chúng ta phải chấp nhận sự kiện là robots sẽ thay thế việc làm thủ công nhưng chúng ta cần nhấn mạnh rằng nó sẽ tạo ra nhiều việc làm kĩ nghệ và phần mềm hơn. Chiều hướng là rõ ràng rằng robotics là xu hướng sẽ tác động lên nhiều nền kinh tế. Thay vì thận trọng về phát kiến này vì tác động kinh tế, chúng ta nên hội tụ vào cải tiến hệ thống giáo dục tập trung vào ưu thế của xu hướng này.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: