Với một chương trình cần kiểm thử, người ta không thể tạo ra đột biến đại diện cho tất cả các lỗi. Vì vậy, người ta tạo ra tập con của các phiên bản lỗi hứa hẹn là đủ để mô phỏng cho tất cả các lỗi. Lý thuyết này dựa trên hai giả thuyết cơ bản: giả thuyết “lập trình viên giỏi” (Competent Programmer Hypothesis-CPH) và giả thuyết “hiệu ứng liên kết” (Coupling Effect Hypothesis-CEH) [2] (Hạnh).
Giả thuyết lập trình viên giỏi được giới thiệu bởi DeMilo và cộng sự []. Giả thuyết này cho rằng các lập trình viên thường rất giỏi, nên các chương trình họ viết ra nếu có sai sót thì đó là những sai sót rất nhỏ so với chương trình đúng, thường là những sai sót về cú pháp. Những chương trình này vẫn được biên dịch và thực thi một cách bình thường nếu lập trình viên không phát hiện được. Nhưng những sai sót nhỏ này sẽ làm cho chương trình đầu ra không như mong muốn. Do vậy, trong trong kiểm thử đột biến các lỗi đơn giản này thường dùng để biểu diễn lỗi phạm phải bởi các lập trình viên giỏi.
Giả thuyết hiệu ứng liên kết cho rằng “các lỗi phức tạp được liên kết từ các lỗi đơn giản, như vậy nếu bộ dữ liệu thử đủ khả năng phát hiện những lỗi đơn giản trong chương trình thì cũng có khả năng phát hiện các lỗi phức tạp với tỷ lệ cao”» Tin mới nhất:
» Các tin khác: