Trong thế giới toàn cầu hoá, doanh nghiệp phải dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) để phát kiến và tìm cách mới để tăng trưởng. Ngày nay, người chủ công ti đang bắt đầu nhận ra rằng một mình cấp quản lí không còn đảm bảo được tính sinh lời và tăng trưởng của công ti. Để vẫn còn có tính cạnh tranh, công ti sẽ cần "vũ khí mới" bằng việc đem công nghệ thông tin vào trong viễn kiến và chiến lược của công ti để đạt tới mục đích doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin (CNTT) có thể được dùng để tối ưu hoá tính hiệu quả vận hành, giảm chi phí, tối thiểu hoá rủi ro, và tăng tốc tăng trưởng doanh nghiệp. Chính sự kiện là ngày nay CNTT đã tiến hoá từ vai trò hỗ trợ của nó để trở thành vai trò chiến lược. Người chủ công ti muốn tự động hoá nhiều hơn để thấy được rõ ràng những điều cần cho họ ra quyết định nhanh chóng hơn, nhưng có những chống đối lại trong những người quản lí, người không muốn thành "thấy được" vì điều họ làm có thể bị người chủ công ti thấy. Với CNTT tính vô hiệu quả hay quan liêu của họ có thể bị làm lộ ra cho nên họ cố gắng thao tác cách thức CNTT làm việc để tránh bị thành thấy được. Thái độ này sẽ làm tốn kém cho công ti khối lượng lớn thời gian, phí hoài nỗ lực và tiền bạc.
Để tránh vấn đề này, người chủ công ti cần có hiểu biết rõ hơn về điều CNTT có thể làm. Đó là lí do tại sao gần đây vai trò của Giám đốc thông tin (CIO) được nâng lên vị trí điều hành để giúp các giám đốc khác ra quyết định. CIO phải quyết định công nghệ phát kiến nào là thích hợp cho doanh nghiệp bằng việc biết các mức hiện có của tính hiệu quả và hiệu lực của công ti. CIO phải xác định công nghệ thông tin nào có thể được dùng để xem xét cơ hội kinh doanh, giảm rủi ro, và cải tiến chiến lược cho tăng trưởng. CIO phải biết công nghệ nào có thể được dùng để làm tối đa việc dùng tài nguyên công ti và giảm lãng phí. CIO phải củng cố kết cấu nền và mạng để tạo điều kiện thuận tiện cho trao đổi nội bộ và chuyển giao dữ liệu khách hàng cho cấp điều hành để ra quyết định. CIO phải khuyến khích cộng tác giữa các đơn vị nghiệp vụ bên trong công ti bằng thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo cho người chủ công ti.
Tất nhiên, CIO không thể đạt tới tất cả những điều đó một mình. Ông ta cần hỗ trợ từ những người quản lí hệ thông tin của mình. Trong việc chuyển sang vai trò chiến lược, các nhiệm vụ của quản lí hệ thông tin cũng thay đổi. Hệ thông tin không còn được coi như hỗ trợ cho quyết định vận hành, mà thay vì thế hỗ trợ cho việc đạt tới mục tiêu của công ti, và ưu thế cạnh tranh trên thị
trường. Nó yêu cầu tư duy mới, logic mới, và cách mới về quản lí hệ thông tin. Trong quá khứ, nhiều người quản lí hệ thông tin đã là người kĩ thuật, những người được đào tạo trong khoa học máy tính nhưng ngày nay, kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ. Để hiệu quả, nhiều người cũng phải có kĩ năng doanh nghiệp, đặc biệt trong thực thi chiến lược doanh nghiệp. Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm không dạy những kĩ năng này nhưng đây là khu vực chuyên môn của người quản lí CNTT, những người được đào tạo trong Quản lí hệ thông tin (ISM).
Ta hãy nhìn vào trường hợp của hãng hàng không dùng hệ thông tin để làm tăng số hành khách và tăng lợi nhuận. Trước khi dùng hệ thông tin, hãng hàng không bán vé cho khách hàng và số vé bán được thu thập hàng ngày, được phân tích và gửi từ cấp quản lí này sang cấp khác mức cao hơn để kiểm điểm. Điều đó có thể mất vài ngày mới đạt tới người chủ để ra quyết định liệu có tăng hay giảm giá vé. Chậm trễ về thời gian trong thị trường thay đổi có thể làm cho công ti mất một số cơ hội. Bằng việc có hệ thông tin thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo nhanh chóng, những quyết định nào đó có thể được thực hiện trong vài phút. Bằng việc có báo cáo chi tiết, người chủ công ti có thể ra quyết định nhanh chóng và đạt tới mục đích doanh nghiệp.
Ngày nay hệ thông tin hãng hàng không được thiết kế để thu thập dữ liệu bán vé và so sánh nó với vai trò của doanh nghiệp để cho nó có thể đổi giá vé tuỳ theo số vé đã được bán. Chẳng hạn, vài tuần trước chuyến bay, giá vé được giữ thấp để hấp dẫn mọi người mua vé và để lấp đầy chỗ trên máy bay. Tuỳ theo số vé được bán, giá sẽ tự động được điều chỉnh lên hay xuống dựa trên công
thức kinh doanh được người chủ đặt ra. Nếu nhiều vé được bán rồi, giá sẽ tăng lên và nếu ít vé được bán, giá sẽ vẫn còn thấp. Quãng một tuần trước chuyến bay, mới chỉ 40% số vé được bán nhưng về mặt lịch sử nó thường đạt 75%. Trong trường hợp đó hệ thông tin được lập trình để hạ thấp giá vé để hấp dẫn nhiều người mua vé cho chuyến bay đó. Bằng việc hạ thấp giá, công ti sẽ cạnh tranh với các hãng hàng không khác để lấy hành khách. Nếu chuyến bay đã bán 80% số vé, điều cao hơn bình thường, nó sẽ tăng giá vé lên vì với bất kì lí do nào nhiều người hơn muốn đi vào ngày đó. Bằng việc cho phép hệ thông tin tự động thao tác giá lên xuống; hãng hàng không có thể làm tăng lợi nhuận. Cùng quan niệm này có thể được áp dụng cho khách sạn, vận tải, xe bus cũng như khu vực dịch vụ khác. Công ti dầu hoả có thể đổi giá tại các trạm bán lẻ một cách trực tiếp khi giá dầu thay đổi để đảm bảo lợi nhuận tối đa.
Việc dùng hiệu quả và hiệu lực hệ thông tin như công cụ chiến lược để giúp cải tiến mục đích kinh doanh của công ti là thông thường trong kinh doanh ngày nay. Nó là "vũ khí mới" cho công ti thành công mở rộng thị trường và loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Để làm điều đó, nó cần tư duy mới, quan niệm mới, và kiểu người quản lí mới, những người biết cách thiết kế và thực hiện công nghệ thông tin để giải quyết vấn đề doanh nghiệp. Nó cần người tốt nghiệp chương trình quản lí hệ thông tin (ISM).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: