Cho đến nay có hai khái niệm về trí tuệ con người được chấp nhận và sử dụng nhiều nhất, đó là:
- Khái niệm trí tuệ theo quan điểm của Turing: “Trí tuệ là những gì có thể đánh giá được thông qua các trắc nghiệm thông minh”
- Khái niệm trí tuệ đưa ra trong tụ điển bách khoa toàn thư: “Trí tuệ là khả năng: (i) Phản ứng một cách thích hợp những tình huống mới thông qua hiệu chỉnh hành vi một cách thích đáng. (ii) Hiểu rõ những mối liên hệ qua lại của các sự kiện của thế giới bên ngoài nhằm đưa ra những hành động phù hợp đạt tới một mục đích nào đó.”
Những nghiên cứu các chuyên gia tâm lý học nhận thức chỉ ra rằng quá trình hoạt động trí tuệ của con người bao gồm 4 thao tác cơ bản:
1- Xác định tập đích (goals).
2- Thu thập các sự kiện (facts) và các luật suy diễn (inference rules) để đạt được đích đặt ra.
3- Thu gọn (pruning) quá trình suy luận nhằm xác định tập các suy diễn có thể sử dụng được.
4- Áp dụng các cơ chế suy diễn cụ thể (inference mechanisms) để đưa các sự kiện ban đầu đi đến đích.
Không có một định nghĩa tổng quát, nhưng cũng có thể nêu các đặc trưng chính:
1- Khả năng học.
2- Khả năng mô phỏng hành vi của con người.
3- Khả năng trừu tượng hóa, tổng quát hóa và suy diễn.
4- Khả năng tự giải thích hành vi.
5- Khả năng thích nghi tình huống mới kể cả thu nạp tri thức và dữ liệu.
6- Khả năng xử lý các biểu diễn hình thức như các ký hiệu tượng trưng.
7- Khả năng sử dụng tri thức heuristic.
8- Khả năng xử lý các thông tin không đầy đủ, không chính xác
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: