Thời đó loài người còn sống trong hang động, chưa có nhà cửa, phố xá, cánh đồng và kênh mương như hiện nay. Khắp nơi chỉ thấy biển hồ, sông núi, núi rừng cùng những cánh đồng cỏ hoang vu, xa tít tắp. Trong những khu rừng rậm là các loài chim, muông thú… Loài người sống thành bầy đàn gọi là bộ lạc. Đứng đầu bộ lạc là một người đàn bà khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ban đêm và những ngày mưa gió, mọi người tụ lại ở hang sâu. Đá được chèn ngoài cửa hang để ngăn thú dữ ăn thịt. Ban ngày bộ lạc chia nhau từng tốp nhỏ, đàn ông thì săn bắt, đàn bà thì hái lượm để lấy thức ăn. Cuộc sống cứ vậy mà trôi, bỗng một ngày có một quả cầu lửa lao về phía rừng cây, đây là tảng thiên thạch bay trong vũ trụ bị rơi vào trái đất và bốc cháy do bị cọ sát với không khí, trong phút chốc cả khu rừng bốc cháy, những con thú trong rừng xô nhau tìm cách lẩn trốn khỏi đám lửa, mọi người thì chạy vào trong hang để ẩn nấp. Khi hết thức ăn mọi người ra khỏi hang thì không thấy muông thú đâu nữa, họ thấy con nai bị chết cháy vì đói quá họ đành xẻo một miếng thịt là ăn. Ngon quá, lạ quá. Chưa bao giờ bộ lạc lại thấy ăn ngon miệng như vậy. Một người nào đó bỗng bật lên tiếng lửa, cả bộ lạc reo hò: Lửa… Lửa… Lửa.
2. Cách mạng công nghiệp 1.0 (1870) Động cơ hơi nước, động cơ đốt trong (tăng năng suất lao động cho tất cả các lĩnh vực) => Xã hội phồn thịnh hơn….
Được xuất phát từ nước Anh, và nước Anh được coi là cái nôi đầu tiên cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này. Vào thế kỷ thứ 18, các mô hình dệt may sử dụng máy móc dựa vào sức nước, và một thời gian sau đó máy hơi nước đã được chế tạo, nâng cao năng suất lao động lên 40 lần. Đầu thế kỉ thứ 19, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được ra đời. Sau đó 3 năm là chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên được ra đời, đánh dấu bước đầu tiên của ngành giao thông vận tải.
3. Cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) : Phát minh ra điện, động cơ điện => Dây chuyền sản xuất hàng loạt => Cuộc sống văn minh.
4. Cách mạng công nghiệp 3.0 : Bán dẫn => Điện tử => internet, máy tính và tự động hóa => Và chúng ta đang sống trong thời đại 3.0.
5. Cách mạng công nghiệp 4.0 : Đặc trưng với 4 nhóm công nghệ cốt lõi
- Công nghệ số : AI, Big Data, IoT, Blockchain, Cloud, Robot tự hành, Mô phỏng, tính toán lượng tử.
- Vật lý và vật liệu mới : Nano, In 3D, Quang điện, Xe Tự lái, Xe điện, Thiết bị bay.
- Sinh học: Tế bào gốc, Chip sinh học, Cảm biến sinh học, Công nghệ thần kinh, Y học cá thể, Chẩn đoán hình ảnh y sinh học.
- Năng lượng và môi trường : Vệ tinh nhỏ, Công nghệ turbin gió, Lưới điện thông minh, Công nghệ ắc qui, Năng lượng đại dương.
Đây có thể coi là sự nối tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba vẫn là công nghệ số, công nghệ thông tin, tự động hóa nhưng là sự phát triển đột phá kết hợp với các công nghệ khác nhau.
" Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến ngành công nghiệp Công nghệ thông tin của Việt Nam".
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: