Thông thường mỗi người sẽ trải qua hết cả 4 mẫu người này trong cuộc đời:
- Khi còn nhỏ, bạn nghèo vì không có thu nhập và có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Bạn sống vô tư vô lo. Giàu là cha mẹ giàu chứ không phải bạn giàu.
Lúc trẻ, tiền tiêu vặt tăng cao và việc làm thêm giúp bạn một chút đỉnh, nhưng bạn vẫn không biết tiết kiệm để dành là gì.
Hành trình giàu có bắt đầu manh nha một khi bạn bắt đầu có tài khoản ngân hàng, sử dụng thẻ tín dụng, phân biệt được chất lượng sản phẩm-dịch vụ tốt dở ra sao, biết để dành cho tương lai. Bạn ý thức về trách nhiệm về tài chính với chính bản thân và người thân. Thu nhập có thể chưa cao lắm nhưng không sao. Đây là giai đoạn để bạn xây dựng nền móng và những thói quen sử dụng tiền bạc tốt.
Một thời gian sau, bạn đã là một chuyên viên hay chủ kinh doanh có thu nhập hậu hĩnh. Tài sản của bạn không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn có các quỹ đầu tư như cổ phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản. Những chuỗi nhu cầu của bạn luôn được thỏa mãn.
Bạn Đang Ở Đâu?
Đa số bạn trẻ hiện nay đang nghèo. Đa số đi làm kiếm được tiền nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo do thiếu hiểu biết tài chính. Một số ít khác không có thu nhập cao nhưng sống thoải mái nhờ cách tiêu dùng hợp lý.
[SỰ GIÀU CÓ] = [SỐ TIỀN BẠN KIẾM] - [SỐ TIỀN BẠN CHI]
Từ phương trình trên ta thấy, nếu bạn chi nhiều hơn bạn kiếm được, bạn có một dòng tiền âm. Đó là khi bạn không thể trở nên giàu có và có nguy cơ trở thành con nợ. (Hoặc nếu như bạn đang trong cảnh nợ nần, bạn thậm chí khiến tình cảnh ấy còn tồi tệ hơn.) Mặt khác, nếu bạn chi tiêu ít hơn bạn kiếm được, bạn có một dòng tiền dương. Điều này có thể giúp bạn thoát khỏi nợ nần và trở nên giàu có.
Phương trình trên chính là kiến thức tài chính cá nhân cơ bản bao gồm ba kỹ năng cần thiết:
• Thu nhập - khả năng kiếm tiền của bạn
• Chi tiêu - khả năng tiết kiệm và chi tiêu thông minh của bạn.
• Tiết kiệm - khả năng tạo ra thặng dư và phát triển thặng dư của bạn.
Có người chỉ giỏi thực hiện một trong số ba yếu tố trên (Có thể bạn tốt trong việc giữ chi tiêu ở mức thấp, nhưng phải vật lộn để kiếm tiền.) Những người khác lại giỏi hai trong số ba kỹ năng, nhưng lại thất bại ở kỹ năng thứ ba. (Bạn có thể có thu nhập khá và chi tiêu ở mức thấp, nhưng bạn lại có khoản tiết kiệm ít ỏi bởi bạn thiếu kỹ năng tiết kiệm.) Ngoài ra vẫn còn những người thực hiện cả ba kỹ năng tương đối tốt - không thực sự xuất sắc, nhưng không hoàn toàn kém cỏi.
Vậy thì, để thực sự thành công trong lĩnh vực tài chính cá nhân, bạn phải thành thục cả ba kỹ năng này.
Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân là:
Một số cách để tăng thu nhập:
Một số cách để giảm chi tiêu:
Lý do nên tiết kiệm tiền ngay từ bây giờ
Lý do hàng đầu để bắt đầu tiết kiệm là kết quả giá trị thặng dư dễ dàng nhận thấy trong tương lai gần. Một ví dụ đơn giản với sổ tiết kiệm trong ngân hàng. Lãi suất ổn định hàng tháng, khoản tiền lời liên tục tăng dần theo chu kì đáo hạn và khoản tiền gốc vẫn giữ nguyên. Hãy bắt đầu với một khoảng tiền tương đối và sau đó nhiều hơn một bậc. Bạn sẽ thấy rất hạnh phúc và tự hào về bản thân khi đạt đến một khoản tiền tiết kiệm nhất định sau một thời gian.
Một lý do chính đáng để tiết kiệm từ bây giờ là dành cho những trường hợp khẩn cấp mà bạn có thể cần tiền để giải quyết vấn đề! Bệnh tật, tai nạn, đầu tư… đó là những vấn đề không thể lường trước. Với khoản tiền tiết kiệm sẵn có, bạn dễ dàng xoay sở mà không cần phải chật vật vay mượn.
Có trong tay khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ bị phụ thuộc vào bất cứ ai khác. Khi trải qua giai đoạn học tập và bắt đầu làm việc, bạn sẽ dần cảm thấy mình ngày càng độc lập về tài chính hơn. Quan trọng hơn hết, bạn có thể mua một món đồ nào đó mà không cần phải bị chi phối bởi người khác và không cần hỏi người khác cho tiền.
Một lý do rất quan trọng để bắt đầu tiết kiệm là để chuẩn bị cho tương lai phía trước. Bạn muốn ra riêng sống, bạn muốn đầu tư chotương lai,… tất cả đều cần nhiều tiền. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và áp lực, đôi lúc bế tắc.
Khoản tiền tiết kiệm có thể giúp bạn hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể. Đó có thể là một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, chiếc xe máy đời mới, hay một chuyến du lịch nước ngoài. Hãy lên danh sách các mục tiêu cần đạt được hay cần sở hữu. Sau đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoàn thành chúng lần lượt.
Có thể bạn sống cùng gia đình, ngoài một số loại chi phí cá nhân bạn vẫn phải tự chi trả, những khoản chi phí sinh hoạt chung như tiền thức ăn, gas, điện… bạn vẫn phải có trách nhiệm góp phần thanh toán cùng với mọi thành viên trong nhà. Tiết kiệm để sử dụng vào mục đích này cũng là lý do rất chính đáng.
Bạn không thể quên tặng quà cho người thân, bạn bè nhân dịp sinh nhật, Giáng sinh, năm mới… Bên cạnh đó, những lời mời tiệc của đồng nghiệp cũng là điều khó tránh khỏi và quà cáp như một tất yếu. Khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn món quà tặng ưng ý, tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt gia đình, bạn bè.
Với những lý do đơn giản để bắt đầu tiết kiệm, hy vọng rằng nó đủ thuyết phục bạn và tạo động lực thúc đẩy bạn thay đổi thói quen chi tiêu, làm chủ tài chính cá nhân hiệu quả.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: